in to roi | phat to roi

Sử Dụng Mỹ Phẩm Tế Bào Gốc Có Thể Nhiễm HIV


Trên thị trường hiện đang bày bán nhiều loại mỹ phẩm được quảng cáo là “mỹ phẩm tế bào gốc” với những tính năng thần kỳ. Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, hiện các cơ quan chức năng chưa cấp phép lưu hành mỹ phẩm tế bào gốc.
Hai năm trở lại đây, tại thị trường Việt Nam xuất hiện nhiều loại mỹ phẩm chăm sóc da, được gọi “mỹ phẩm tế bào gốc”. Đây là những sản phẩm của Nhật Bản, Hàn Quốc và cả của Việt Nam do Công ty cổ phần sinh học và y học tái tạo (FBM) sản xuất.

Từ dịch chiết tế bào gốc

Giá cả các loại –mỹ phẩm tế bào gốc này cũng khá đa dạng. Chỉ cần bỏ ra gần 600 nghìn đồng là đã sở hữu được một hộp 14 ống có thể sử dụng tối thiểu 14 ngày. Có loại có giá đến 2,5 triệu đồng/ống, nhưng cũng có loại chỉ 250 nghìn đồng sử dụng cả tháng. Theo người bán cho biết, giá tiền của sản phẩm tùy thuộc vào tình trạng da mặt của người sử dụng.
Theo giải thích của ông Thạch Ngọc Anh, giám đốc đào tạo bán hàng thuộc Công ty cổ phần Mạng lưới Hữu nghị (FNC) nhà phân phối mỹ phẩm tế bào gốc do FBM sản xuất, đây chỉ là mỹ phẩm dùng công nghệ tế bào gốc.
Cụ thể hơn, nguyên liệu dùng để làm mỹ phẩm chính là dịch môi trường để nuôi tế bào gốc và dịch tiết ra trong quá trình nuôi tế bào gốc màng treo dây rốn. Ông Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc FBM, cho biết thêm: Công dụng của loại mỹ phẩm này chỉ cung cấp thêm dưỡng chất cho tế bào gốc trên da khi sử dụng nó, chứ không phải sản phẩm chứa tế bào gốc.
Tuy nhiên, bác sĩ Võ Thị Bạch Sương, giảng viên bộ môn da liễu, Trường ĐH Y dược TP.HCM cho rằng, nhiều loại mỹ phẩm tế bào gốc được quảng cáo rất kêu với thành phần acid hyaluronic, collagen, acid hyaluronic… nên giúp tăng độ ẩm cho da, làm cho da trở nên đẹp hơn. Thật ra, những chất này cũng có trong nhiều sản phẩm chăm sóc da khác.

Thận trọng vẫn hơn

Theo ông Nguyễn Xuân Tiến, Phó phòng quản lý chất lượng, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, hiện các cơ quan chức năng không cấp phép lưu hành mỹ phẩm tế bào gốc. Tất cả các thành phần, sản phẩm có nguồn gốc từ những hệ, cơ quan của con người không được sử dụng trong mỹ phẩm.
Giải thích vấn đề trên, ông Thạch Ngọc Anh cho rằng: trước đây, để có được tế bào gốc phải phá bỏ một thai nhi, nhưng hiện nay, tế bào gốc được lấy từ màng treo dây rốn thai nhi sau khi sinh và dịch tiết nuôi cấy tế bào gốc được dùng làm mỹ phẩm... Do dây rốn thai nhi sau khi sinh là một chất thải y tế nên không vi phạm về mặt đạo đức.
PGS.TS Nguyễn Văn Thuận, hiện đang giảng dạy tại Trường ĐH Kiến Quốc (Konkuk), Seoul, Hàn Quốc đưa ra lời khuyên: tế bào gốc, cũng như những chế phẩm và môi trường kích thích tế bào gốc phát triển chỉ có thể duy trì hoạt động trong điều kiện nuôi cấy nghiêm ngặt.
Tế bào gốc hay các sản phẩm liên quan đến nó khi đã trộn chung với mỹ phẩm sẽ không còn tác dụng và thậm chí còn có thể gây nên những phản ứng phụ cho da.Nhiều nước trên thế giới có ngành sinh học, y học tái tạo phát triển như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều không cho phép lưu hành mỹ phẩm tế bào gốc do lo ngại việc sử dụng tế bào của con người làm mỹ phẩm làm tăng các mối lo ngại về sự an toàn như có thế chứa các mầm mống gây bệnh (HIV, viêm gan…).
Theo Đất Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

video hai huoc