in to roi | phat to roi

Phát hiện cây tự gieo hạt ở Brazil


Một loại cây mới có khả năng gieo hạt của chính mình đã được tìm thấy ở Bahia, đông bắc Brazil, một trong những khu vực đa dạng sinh thái nhất thế giới.
Loài cây nhỏ nhắn chỉ cao vài cm có hoa hình ngôi sao với màu hồng trắng mọc ở sân sau của một nhà thực vật học không chuyên gốc Nga tên Alex Popovkin và người phát hiện ra nó là một trong những phụ tá của ông này là Jose Carlos Mendes Santos.
Phát hiện cây tự gieo hạt ở Brazil
Ông Santos đã liên hệ với các chuyên gia sinh học ở nhiều nước để nhờ hỗ trợ nghiên cứu loài cây mới.
Loài cây trên được đặt tên Spigelia genuflexa do sự thích nghi khác thường của nó. Sau khi đậu quả, những cành có quả uốn cong xuống rồi đặt những quả nang chứa hạt xuống nền đất, và đôi khi vùi chúng dưới lớp rêu mềm. Cách thức này đảm bảo các hạt nói trên nảy mầm và phát triển thành cây gần cây “mẹ” chúng vào mùa tiếp theo.
Tiến sĩ Lena Struwe, chuyên gia sinh vật học tại Đại học Rutgers ở bang New Jersey, cho biết loài cây Spigelia genuflexa có thể đã phát triển khả năng gieo hạt vì nhiều lý do.
“Về loài cây này, rất có thể do nó có thời gian tồn tại ngắn (chỉ vài tháng) và sống trong những phạm vi môi trường thích hợp, cây mẹ được xem là thành công nhất nếu nó gieo hạt sát bên mình, hơn là thả chúng bay xa vào những môi trường không thích hợp”, bà Struwe nói với hãng tin BBC.
Thêm một điều thú vị là do cây tồn tại chỉ trong một mùa, cây mẹ sẽ không cạnh tranh với các cây con của mình, vốn có thể là vấn đề đối với những những loài cây sống dài ngày hơn. Bà Struwe nói, một số ít loài cây khác tiến hóa theo cách này để có thể sống sót trên những vách đá, bằng cách đặt hạt vào những khe hở an toàn, và cũng để tránh những loài động vật ăn hạt.
Theo bà Struwe, khám phá trên chứng tỏ trong thiên nhiên vẫn còn nhiều loài cây chưa được đặt tên và công nhận. Nó cũng cho thấy nhu cầu bức thiết phải bảo vệ và bảo tồn những khu vực còn lại của rừng Đại Tây Dương, một trong những nơi có sự đa dạng sinh học lớn nhất thế giới, trước bàn tay của những kẻ phá rừng.
Phát hiện của ông Popovkin được công bố trên chuyên san PhytoKeys số mới nhất.
Theo Thanh Niên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

video hai huoc