in to roi | phat to roi

Việt Nam phấn đấu làm chủ công nghệ sinh học


Theo Chương trình nghiên cứu ngành Công Nghệ Sinh Học trọng điểm giai đoạn 2006-2010, đến cuối giai đoạn này Việt Nam sẽ cố gắng làm chủ và ứng dụng được công nghệ nền của công nghệ sinh học và tạo được sản phẩm phục vụ phát triển kinh tế -xã hội.
Trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ nghiên cứu ứng dụng công nghệ tế bào, công nghệ sinh sản tế bào động -thực vật để tạo vật nuôi, cây trồng chất lượng cao, năng suất cao, chống bệnh tốt; phấn đấu đến năm 2015, sẽ ứng dụng thành công nhân bản vô tính ở động vật.
Ngành y tế làm chủ được công nghệ nhân nuôi tế bào gốc phục vụ điều trị bệnh hiểm nghèo và bước đầu tạo ra các động vật có các yếu tố phù hợp cho công tác cấy ghép nội tạng. Hàng loạt các đề tài nghiên cứu về công nghệ tế bào gốc chẳng hạn như đề tài ứng dụng công nghệ tế bào gốc để điều trị một số bệnh về tim mạch, cơ quan tạo máu và thị giác ở người; tách, nuôi, nhân tế bào gốc màng ối và tế bào gốc cuống rốn để tạo thành các tế bào mô tạng nhằm xây dựng một ngân hàng tế bào gốc máu, phục vụ cho công tác điều trị, cấy ghép; nghiên cứu ứng dụng công nghệ chuyển gen tạo ra động vật sản xuất protein dược liệu.
Ngoài ra, Việt Nam đang tích cực đào tạo nguồn lực, chuẩn bị cơ sở vật chất cho các phòng thí nghiệm công nghệ sinh học trọng điểm và tạo điều kiện cho các nhà khoa học, các giảng viên, sinh viên tiếp cận được với các công nghệ sinh học tế bào, công nghệ sinh sản tiên tiến ở các nước.
Trong những năm qua, với sự hợp tác của nhiều phòng thí nghiệm quốc tế, Việt Nam bước đầu có những thành công trong việc ứng dụng công nghệ sinh học sinh sản, công nghệ sinh học tế bào. Từ năm 1983, Việt Nam đã ứng dụng thành công quy trình mới về đông lạnh tế bào và phôi động vật; tạo ra bê từ phôi thụ tinh trong ống nghiệm, xác định giới tính theo đơn đặt hàng từ năm 2002, phân lập được tế bào gốc từ phôi và sử dụng tế bào gốc trong nhân bản vô tính vào năm 2004. Nhóm này cũng đã sử dụng công nghệ nhân bản vô tính để bảo tồn các loại động vật đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng cao ở Việt Nam như Sao La, Bò rừng, khỉ.
Trong lĩnh vực y tế, Việt Nam đã đưa vào ứng dụng bình thường các công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh trứng và tinh trùng đông lạnh tại các bệnh viện phụ sản ở Hà Nôị, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Mới đây, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ cũng đã thành công trong nuôi trưởng thành trứng non, điều trị bệnh buồng trứng đa nang và Học viện Quân y 103 bước đầu đã có những thành công trong việc nghiên cứu nuôi cấy tế bào tinh tử thành tinh trùng, mang hy vọng cho việc điều trị vô sinh ở nam giới.
Năm 2005, nhóm nghiên cứu của Khoa công nghệ sinh học trường đại học Quốc gia Hà Nội cũng đã thành công trong việc tách và nuôi tế bào gốc và cho phân hoá thành tế bào máu ở chuột; Viện Bỏng Quốc gia và một số cơ sở nghiên cứu khác trong thành phố Hồ Chí Minh cũng đã nuôi cấy thành công tế bào sợi (fibroblast) và ứng dụng thành công trong cấy ghép da điều trị bỏng./.

TTXVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

video hai huoc