Giáo trình Sinh hóa động vật
Blog sinh học: Giáo trình Sinh hóa động vật
Sinh hoá học động vật là một môn học cơ sở của nhiều chuyên ngành trong các trường Đại học như chuyên ngành Sinh học, Chăn nuôi Thú y, Nuôi trồng thủy sinh Công nghệ sinh học . . .
Đây là môn học có tính chất bắc cầu giữa khoa học cơ bản như sinh học, hoá học với khoa học chuyên ngành như dinh dưỡng học, di truyền học, công nghệ protein, công nghệ gen, giống vật nuôi, sinh lý học, bệnh lý học... Cho nên, thông qua môn học này sinh viên sẽ nắm được cơ sở hoá sinh về nhu cầu dinh dưỡng cũng như nguồn gốc, nguyên nhân gây bệnh ở động vật. Giáo trình sinh hoá học động vật do tập
Giáo trình download: Giáo trình Sinh hóa động vật
Hóa sinh thực vật
Tên sách: Hóa sinh thực vật
Tác giả: Trần Thị Lệ
Chuyên ngành: Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Sơ lược:
Chương 1: Trao đổi chất và năng lượng sinh học
Chương 2: Vitamin
Chương 3: Enzyme và sự xúc tác sinh học
Chương 4: Carbohydrate và sự trao đổi Carbohydrate trong cơ thể thực vật
Chương 5: Lipid và sự trao đổi lipid trong cơ thể thực vật
Chương 6: Nucleic acid và sự chuyển hóa của nucleic acid
Chương 7:Protein và sự trao đoior protein trong cơ thể thực vật
Chương 8: Mối liên quan giữa các chất trong trao đổi chất
Chương 9: Các chất có nguồn gốc thứ cấp
Nguồn phát hành: ĐH Nông Lâm - ĐH Huế
Việt Nam ưu tiên nghiên cứu về công nghệ sinh học
Ngày 27/2 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo quốc tế về công nghệ sinh học Việt Nam-Ấn Độ với sự tham dự của đông đảo các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ của hai nước Việt Nam và Ấn Độ. Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh nêu rõ, Chính phủ Việt Nam luôn coi công nghệ sinh học là một trong bốn lĩnh vực khoa học và công nghệ được ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Việt Nam đã ban hành những chính sách để đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học nhằm khai thác tối ưu, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên sinh vật của đất nước, phục vụ phát triển nông lâm ngư nghiệp bền vững, bảo vệ sức khỏe của con người và môi trường sống, qua đó phục vụ hiệu quả quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thứ trưởng Chu Ngọc Anh nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam đã xác định Ấn Độ là đối tác chiến lược trong hợp tác quốc tế về nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học và bày tỏ mong muốn, Hội thảo sẽ là diễn đàn để các nhà khoa học của hai nước trao đổi, thảo luận nhằm xác định ra các vấn đề hợp tác cùng phát triển trong tương lai. Hội thảo nhận định, công nghệ sinh học được coi là ngành công nghệ mũi nhọn của thế kỷ 21. Các thành tựu công nghệ sinh học được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và đem lại nguồn lợi lớn cho nhiều quốc gia trong các lĩnh vực nông nghiệp, y dược, thực phẩm, nhiên liệu mới, năng lượng sinh học sạch. Công nghệ sinh học giúp cuộc sống con người trở nên an toàn hơn, bền vững hơn… Việt Nam và Ấn Độ có nhiều đặc điểm phát triển kinh tế dựa nhiều và nền tảng nông nghiệp, vì vậy công nghệ sinh học sẽ đóng vai trò quan trọng, là chìa khóa tạo nên những đột phá để hình thành nền “công nghiệp xanh” của cả hai quốc gia. Tại Hội thảo, các nhà khoa học đã tập trung thảo luận những vấn đề cụ thể, nhằm thúc đẩy phát triển công nghệ sinh học của hai nước, trong đó tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, thực phẩm, môi trường… như công nghệ gene nhằm cải tiến sức chịu hạn, chịu mặn của cây trồng thích nghi với biến đổi khí hậu, nghiên cứu và phát triển công nghệ tạo ra các loại có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu ở vùng MeKong, ứng dụng của công nghệ sinh học trên vắcxin, nghiên cứu về khiếm khuyết của gene đối với ung thư và các bệnh về não, nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học trong bảo tồn và phát triển các loại cây dược liệu… Hội thảo sẽ làm việc đến hết ngày 28/2. |
Theo Vietnam+ |
Giáo trình Hình thái giải phẩu học thực vật
Nhãn:
Bài giảng-Giáo trình,
Ebook thực vật,
Luận văn - Luận án
·
Người đăng:
Đỗ Minh Đức
vào lúc
08:29
Blog sinh học: Hình thái giải phẩu học thực vật là môn khoa học cơ bản cần thiết cho sinh viên học các ngành sư phạm sinh, của giáo viên giảng dạy môn Sinh học và của cán bộ nghiên cứu môn khoa học thực nghiệm về thực vật. Thực vật được cấu tạo gồm nhiều tế bào, tế bào thực vật khác với tế bào động vật ở tính chất: vách tế bào bằng celuloz, bên trong có bào quan đặc biệt là lục lạp, nên thực vật tự dưỡng nhờ sự quang hợp. Trong quá trình sống của thực vật, sự hình thành vách tế bào, cấu tạo của vách cũng như sự biến đổi thành phần hóa học trong vách tế bào thay đổi tùy từng loại tế bào và tùy thuộc vào "tuổi" của chúng.
Với 45 tiết – 3 đơn vị học trình, giáo trình này có 5 chương, chúng tôi giới thiệu một số những tính chất cơ bản chung nhất của phần lớn thực vật về hình thái ngoài, cấu tạo giải phẩu bên trong, nhất là tính chất khác nhau của các loại mô thực vật được phân biệt nhờ vách tế bào. Hiện nay, vách tế bào thực vật bằng celuloz là đối tượng được khai thác sử dụng nhiều nhất, hơn nữa, trong một số thực vật có chứa nhiều hoá chất đặc biệt nên thực vật còn là đối tượng nghiên cứu nhằm tìm ra những chất có dược tính sử dụng trong y học.
Nguyễn Bá. 1978. Hình thái học thực vật. T.I và T. II. Nxb. ĐH & THCN.Hà Nội.
Ban từ điển. 2003. Từ điển bách khoa sinh học. Nxb. KH & KT. Hà Nội
Boureau, E. 1954. Anatomie végétale. Tome I. Universitaires de France. Paris.
Boureau, E. 1956. Anatomie végétale. Tome II. Universitaires de France. Paris.
Boureau, E. 1957. Anatomie végétale. Tome III. Universitaires de France. Paris.
Deysson, G. 1965. Eléments d'anatomie des plantes vasculaires. S.E.D.E.S.Paris V.
Eames, A.J. & L.H. Mac.Daniels. 1947. An introduction to plant anatomy.
Second edition. Mc. Graw. Hill Book Company. N. Y. and London.
Eseau, K. 1966. Anatomy of seed plants. John Wilet & Sons, Inc. N. Y., London, Sydney.
Eseau, K. 1967. Plant anatomy. Second edition. John Wliey & Sons. Inc. N.Y.London. Sydney.
Phạm Hoàng Hộ. 1969. Sinh học thực vật. Trung tâm học liệu. Bộ GD.
Trần công Khánh. 1981. Thực tập hình thái và giải phẩu thực vật. Nxb. ĐH & THCN. Hà Nội.
Lewis, R. 1997. Life. Third edition. McGraw Hill Co. Boston, Massachusetts.N.Y. San Francisco, California. St. Louis, Missouri.
Raven, P.H. , Ray F. Evert & Susan E. Eichhorn. Biology of plants. Fifth edition. Worth Publ. N.Y.
Robbins, W.W., T. Elliot Weier & C. Ralph Stocking. 1961. Botany. Second edition. An introduction to plant science. John Wiley & Sons, Inc. N.Y. London.
Hoàng thị Sản & Trần văn Ba. 1998. Giải phẩu - Hình thái học thực vật. Nxb Giáo Dục. Hà Nội.
Đã tìm thấy gene chống lão hóa
Blog Sinh học: Các nhà nghiên cứu đã đảo ngược quá trình lão hóa ở chuột bằng cách tiêm gene trường thọ cho chúng và tái tạo khả năng phục hồi của tế bào gốc. Các chuyên gia của Đại học California-Berkeley (Mỹ) tuyên bố đã phát hiện SIRT3, thuộc nhóm các protein gọi là sirtuin, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các tế bào máu gốc già cỗi đối phó với áp lực, theo báo cáo trên chuyên san Cell. Con người đang nỗ lực không ngừng với hy vọng tìm thấy suối nguồn bất tử “Chúng ta biết rằng các sirtuin điều tiết quá trình lão hóa, nhưng chúng tôi là nhóm đầu tiên chứng tỏ được sirtuin có thể đảo nghịch tình trạng thoái hóa do tuổi tác”, theo trưởng nhóm nghiên cứu Danica Chen. Thay vì là một quá trình ngẫu nhiên, không kiểm soát được, giờ đây lão hóa có thể được điều tiết như quá trình phát triển, mở ra cơ hội có thể can thiệp được. Từ đó, có thể kết luận rằng nghiên cứu của Đại học California-Berkeley đại diện cho một bước tiến quan trọng trong việc tìm hiểu các cơ chế phân tử đằng sau quá trình lão hóa, mở đường cho các dự án phát triển phương pháp điều trị có chủ đích những căn bệnh thoái hóa có liên quan đến tuổi già. |
Theo Thanh Niên |
Phát hiện chất có thể chữa ung thư từ cua, san hô
Blog sinh học - Một số loài cua, hàu, san hô có chứa các chất có thể sử dụng làm thuốc chữa ung thư mới được phát hiện ở khu vực Tây Australia.
Theo phóng viên TTXVN tại Australia, một số loài cua, hàu, san hô chứa các chất có thể sử dụng làm thuốc chữa ung thư vừa được phát hiện tại khu vực Kimberley thuộc Tây Australia.
Chuyên gia với hải miên (sinh vật xốp dưới biển). (Nguồn: WA) |
Các thợ lặn đã phát hiện những loài mới trên trong quá trình triển khai dự án khảo sát biển dự kiến kéo dài tới năm 2015, do Bảo tàng Tây Australia dẫn đầu.
Ông Clay Bryce, chuyên gia dự án, cho biết họ tiến hành bốn cuộc khảo sát tại Kimberley và phát hiện rất nhiều loài mới.
Các chuyên gia không thể gọi tên các loài này và chỉ biết đánh số thứ tự cho chúng. Ông Bryce tin tưởng còn nhiều loài mới sẽ được phát hiện và mang nét đặc trưng của Australia - nơi lý tưởng cho các nhà sinh vật học nghiên cứu.
Theo ông Bryce, các chuyên gia cần ít nhất 12 tháng để phân loại những “chiến lợi phẩm” thu được.
Theo công bố trước đó, các nhà nghiên cứu đã cảnh báo số ca ung thư trên thế giới có thể tăng gần 75% trong năm 2030 phần lớn do những tác động của lối sống và di truyền.
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế ở thành phố Lion (Pháp) sau khi tiến hành nghiên cứu dữ liệu của các trường hợp mắc bệnh ung thư trên 184 quốc gia trên thế giới đã thống kê năm 2008 chỉ có 12,7 triệu trường hợp mắc bệnh ung thư mới, trong khi đó con số này sẽ là 22,2 triệu vào năm 2030.
90% trong số này là bệnh nhân ở những nước nghèo.
Nhiều trường hợp ung thư có thể chữa khỏi nếu được phát hiện kịp thời và chữa trị đúng cách |
Ung thư là căn bệnh thế kỷ, có tính chất nguy hiểm toàn cầu. Không một khu vực nào trên thế giới miễn nhiễm với căn bệnh này.
Ở nhiều nước, các chứng ung thư đại tràng, vú, trực tràng và tuyến tiền liệt đều có liên quan đến chế độ ăn uống. Trong những năm gần đây, ở cả các nước giàu và nghèo, các trường hợp ung thư cổ tử cung và dạ dày đang có xu hướng gia tăng. Còn tỷ lệ ung thư cổ tử cung vượt xa các trường hợp ung thư vú và ung thư gan ở các nước nghèo.
Ở nhiều nước, các chứng ung thư đại tràng, vú, trực tràng và tuyến tiền liệt đều có liên quan đến chế độ ăn uống. Trong những năm gần đây, ở cả các nước giàu và nghèo, các trường hợp ung thư cổ tử cung và dạ dày đang có xu hướng gia tăng. Còn tỷ lệ ung thư cổ tử cung vượt xa các trường hợp ung thư vú và ung thư gan ở các nước nghèo.
Tuy nhiên, theo Bác sỹ Margaret Chan (WHO) cho biết - 40% số người bệnh tử vong do ung thư có thể phòng ngừa được. Đối với số trường hợp còn lại có thể chữa khỏi cho các bệnh nhân ở giai đoạn sớm và cung cấp chăm sóc y tế nâng cao chất lượng sống cho các bệnh nhân giai đoạn muộn.
- Blog sinh học: Nguyễn Phạm (Tổng hợp)
Thuốc điều trị bệnh di truyền hiếm gặp từ cây ngô
(Blog sinh học) - Các nhà khoa học đã phát triển một loại thuốc điều trị một căn bệnh di truyền hiếm gặp từ cây ngô, mở ra khả năng cung cấp một dược phẩm rẻ hơn rất nhiều so với phương pháp điều trị hiện tiêu tốn hàng trăm ngàn đôla/năm cho một bệnh nhân.
Động thái này đánh dấu một bước tiến mới trong các lĩnh vực sản xuất phân tử, một ngày nào đó chúng ta có thể thấy các loại thuốc ứng dụng công nghệ sinh học sẽ được sản xuất hàng loạt từ thực vật hơn là các nhà máy.
Các nhà nghiên cứu từ Canada và Úc cho biết rằng họ đã tạo ra một loại ngô biến đổi gen có thể tổng hợp alpha-L-iduronidase, một loại emzim được sử dụng để điều trị cho tình trạng suy nhược gọi là mucopolysaccharidosis (MPS I). Căn bệnh này gây nguy hiểm đến tim, não và một số cơ quan khác trong cơ thể.
Nghiên cứu vẫn còn ở giai đoạn đầu và các loại thuốc thực vật mới chưa được tiến hành kiểm tra trong các thử nghiệm lâm sàng, do đó, bất kỳ một kết quả sau cùng nào đó vẫn còn nhiều năm nữa mới có thể tiếp cận thị trường. Nhưng cuộc nghiên cứu, dẫn đầu bởi các nhà khoa học ở trường Đại học Simon Fraser (Canada ) là một bước tiến quan trọng vì nó cho thấy một cách mới để sản xuất dược phẩm mà không gây ra tác dụng phụ nguy
hiểm cho con người.
George Lomonossoff, Trung tâm John Innes ở Anh, người không tham gia vào cuộc nghiên cứu, cho biết khả năng kiểm soát đường liên kết với các protein trong ngô là “một sự bổ sung quan trọng đối với bộ dụng cụ sản xuất các dược phẩm từ thực vật”. Ông nói “Đây là công nghệ GM trong đó cung cấp các phương tiện cho việc sản xuất các loại dược phẩm có chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên, hiệu quả lâm sàng và tính an toàn của thuốc phải được chứng minh”.
MPS I là một trong hàng chục các rối loạn lưu trữ lysosomal, bao gồm Fabry và bệnh Gaucher, nhiều trong số đó có thể được điều trị bằng liệu pháp thay thế men tiêu hóa, được thực hiện bởi các công ty như Genzyme và Shire Sanofi. Tuy nhiên, quá trình nuôi cấy các tế bào động vật có vú trong các thùng thép không gỉ như hiện giờ là rất tốn kém.
Trong trường hợp của MPS I, điều trị bằng các loại thuốc thay thế enzyme Aldurazyme, từ Genzyme và Biomarin, chi phí là hơn 300 nghìn đôla mỗi năm cho một trẻ em và người lớn.
Trên tạp trí Nature communication, các nhà nghiên cứu cho biết cây chuyển gen có thể là một giải pháp hiệu quả và an toàn về chi phí . Một số công ty lớn đã tìm cách để ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất dược phẩm từ thực vật nhưng vẫn chưa cung cấp được các sản phẩm thương mại. Gần nhất là một loại thuốc chữa trị bệnh Gaucher từ Israel Protalix và Pfizer, được sản xuất từ một phần của củ cà rốt chứ không phải toàn bộ cây và đã được phê duyệt để bán tại thị trường Hoa Kỳ vào tháng năm.
Nguyễn Nhung
Theo foxnews
Phương pháp Grap trong dạy học Sinh học
Nhãn:
Bài báo quốc tế,
Giáo dục và Khoa học,
Khoa học và ứng dụng
·
Người đăng:
Đỗ Minh Đức
vào lúc
01:54
Lời giới thiệu
Lời nói đầu
Chương 1 Lý do của việc vận dụng phương pháp Grap trong dạy học sinh học
Chương 2 Lịch sử nghiên cứu về lý thuyết grap và việc vận dụng lý thuyết Grap trong dạy học
Chương 3 Cơ sở khoa học của việc chuyển hóa Grap toán học thành Grap dạy học
Chương 4 Các nguyên tắc xây dựng Grap trong dạy học
Chương 5 Grap dạy học sinh học
Chương 6 Sử dụng phương pháp Grap trong dạy học sinh học
- DOWNLOAD : http://www.mediafire.com/?iogyu5nq8hrxul7
Chương 1 Lý do của việc vận dụng phương pháp Grap trong dạy học sinh học
Chương 2 Lịch sử nghiên cứu về lý thuyết grap và việc vận dụng lý thuyết Grap trong dạy học
Chương 3 Cơ sở khoa học của việc chuyển hóa Grap toán học thành Grap dạy học
Chương 4 Các nguyên tắc xây dựng Grap trong dạy học
Chương 5 Grap dạy học sinh học
Chương 6 Sử dụng phương pháp Grap trong dạy học sinh học
- DOWNLOAD : http://www.mediafire.com/?iogyu5nq8hrxul7
Blog sinh học: http://sinhhoc.blogspot.com
Ứng dụng tin học trong nghiên cứu khoa học giáo dục và dạy học sinh học
Lời nói đầu
Phần I. Ứng dụng Microsoft Excel trong dạy – học và nghiên cứu khoa học giáo dục
Chương 1. Một số vấn đề cơ bản của Microsoft Excel
Chương 2. Ứng dụng microsoft excel trong dạy - học
Chương 3. Xử lý thống kê trong nghiên cứu khoa học giáo dục bằng phần mềm Excel
Chương 1. Một số vấn đề cơ bản của Microsoft Excel
Chương 2. Ứng dụng microsoft excel trong dạy - học
Chương 3. Xử lý thống kê trong nghiên cứu khoa học giáo dục bằng phần mềm Excel
Phần II. Sử dụng phần mềm Powerpoint trong dạy - học
Chương 4. Microsoft Powerpoint và những ứng dụng trong dạy - học sinh học
Chương 5 . Ứng dụng Microsoft Powerpoint thiết kế bài học
Chương 6. Giới thiệu về Microsoft Frontpage và ưng dụng
Chương 7. Ứng dụng Microsoft Frontpage thiết kế bài học sinh học
Chương 8. Đại cương về Macromedia flash
Chương 9. Thiết kế mô hình động trong dạy - học sinh học bằng phần mềm flash
Chương 10. Máy tính (computer)
Chương 11. Máy chiếu (projector)..
Chương 12. Máy chiếu đa vật thể (overhead)
Chương 13. Máy quét ảnh (scaner) ..
Chương 4. Microsoft Powerpoint và những ứng dụng trong dạy - học sinh học
Chương 5 . Ứng dụng Microsoft Powerpoint thiết kế bài học
Chương 6. Giới thiệu về Microsoft Frontpage và ưng dụng
Chương 7. Ứng dụng Microsoft Frontpage thiết kế bài học sinh học
Chương 8. Đại cương về Macromedia flash
Chương 9. Thiết kế mô hình động trong dạy - học sinh học bằng phần mềm flash
Chương 10. Máy tính (computer)
Chương 11. Máy chiếu (projector)..
Chương 12. Máy chiếu đa vật thể (overhead)
Chương 13. Máy quét ảnh (scaner) ..
Phần 6 sử dụng internet trong dạy - học sinh học.
Chương 14. Hướng dẫn sử dụng internet
Chương 14. Hướng dẫn sử dụng internet
Tài liệu tham khảo
Download : http://www.mediafire.com/?2la94bgyyow7ahh
Blog sinh học: http://sinhhoc.blogspot.com/ (st)
Phương pháp bảo quản hoa tươi lâu sau thu hoạch
Blog sinh học: Hiện nay, kỹ thuật bảo quản hoa cắt cành sau thu hoạch của Việt Nam còn mang tính truyền thống và gặp nhiều hạn chế nên chất lượng hoa chưa cao, nhiều nấm bệnh, non yếu, giá rẻ và khó để cạnh tranh hay xuất khẩu sang nước khác.
Nguồn: http://sinhhoc.blogspot.com
Sản phẩm hoa chủ yếu phân phối trong nội địa, thậm chí phải nhập khẩu từ các nước bạn. Điển hình, Đà Lạt - thủ phủ của ngành hoa trong cả nước, mỗi năm cung ứng gần 1,5 tỷ cành, tuy nhiên để tìm một nhà vườn đủ điều kiện xuất khẩu hoa đi là không dễ. Gần đây, ngành hoa càng gặp khó khăn hơn do hoa của Trung Quốc đang tràn sang Việt Nam với số lượng lớn và giá cực rẻ. Đây là một thực trạng đáng buồn cho ngành nông nghiệp nước nhà nói chung và ngành trồng hoa nói riêng.
Vì vậy, để có được những bông hoa đạt chất lượng tốt và tươi đẹp đến tay người sử dụng là cả một quá trình từ khâu trồng, chăm sóc và bảo quản, đặc biệt là công nghệ bảo quản sau thu hoạch là cấp thiết. Theo kế hoạch sắp tới, chính phủ nước ta sẽ ưu tiên hàng đầu trong đón đầu công nghệ sau thu hoa hoạch nhằm nâng cao chất lượng hoa và hỗ trợ xuất khẩu sang nước khác.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến: “Công nghệ Bảo Quản Hoa Cắt Cành Sau Thu Hoạch của Israel” do tập đoàn Gadot Agro đã dày công nghiên cứu trên 55 năm, nhằm tìm ra những giải pháp tốt nhất trong xử lý hoa cắt cành, và đã được bộ Công nghệ sau thu hoạch Israel công nhận thành quả.
Công ty Dinh Dưỡng Hoa Việt sẽ là đơn vị đồng hành cùng người trồng hoa nhằm đưa ra những quy trình xử lý hoa đầy đủ, đơn giản và hiệu quả nhất. Các bước xử lý chung cho mọi loại hoa cắt cành được thực hiện như sau:
1. Tìm hiểu các bước xử lý hoa cắt cành sau thu hoạch:
Các bước xử lý hoa cắt cành sẽ như sau:
Mỗi công đoạn đều đóng vai trò quan trọng như nhau, tuy nhiên tùy vào nhu cầu sử dụng là bảo quản để phân phối trong nội địa, lưu kho lạnh hay xuất khẩu đi mà người trồng hoa hay đại lý sỉ hoa tập trung nhiều vào quy trình đó.
2. Tìm hiều các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của hoa cắt cành:
- Thời điểm thu hoạch tối ưu:
• Hoa nên được cắt vào lúc đang phát triển vì chắc chắn sẽ tiếp tục tăng trưởng sau đó nên cũng kéo dài được thời gian cắm bình.
• Những hoa nên thu hoạch vào thời điểm Nụ: Hoa Hồng, Cẩm Chướng, Iris, Liatris, Gladiolus…
• Những hoa nên thu hoạch vào thời điểm Bung Nụ: Hoa Lan, Hoa Cúc, Đồng Tiền…
- Xử lý sâu bệnh, côn trùng gây hại cho hoa:Nấm boytrytis trên hoa hồng, nhện đỏ, sâu tấn công hoa và lá, bệnh sương mai, bọ trĩ,...
- Điều kiện kỹ thuật bảo quản: muốn hoa đạt chất lượng cao và kéo dài được tuổi thọ cắm
bình thì điều quan trọng phải giữ vệ sinh môi trường và dụng cụ sạch từ khâu trồng đến khâu tiêu dùng. Bởi nếu điều kiện kỹ thuật không tốt sẽ gây ra nhiều nấm và sâu bệnh truyền sang cây khỏe, gây nghẽn mạch dẫn, sản sinh nhiều ethylene gây hại cho hoa…
bình thì điều quan trọng phải giữ vệ sinh môi trường và dụng cụ sạch từ khâu trồng đến khâu tiêu dùng. Bởi nếu điều kiện kỹ thuật không tốt sẽ gây ra nhiều nấm và sâu bệnh truyền sang cây khỏe, gây nghẽn mạch dẫn, sản sinh nhiều ethylene gây hại cho hoa…
- Nước bị nhiểm khuẩn do vi sinh vật gây nên: mỗi loại hoa cắt cành khác nhau thì mức độ
nhạy cảm với vi sinh vật cũng khác nhau.
nhạy cảm với vi sinh vật cũng khác nhau.
Sự phát triển của nấm và vi khuẩn trong nước gây tắt nghẽn mạch dẫn, làm cho hoa không thể hút nước và dinh dưỡng để nuôi cây sau khi bị cắt khỏi cây mẹ. Đây cũng chính là nguyên nhân chính làm cho hoa mau héo và thối nước.
Thân hoa cắt cành bị tắt mạch do vi khuẩn trong nước
Vì vậy, việc xử lý nước và kiểm soát độ pH đóng vai trò quan trọng ngay từ giai đoạn ban đầu.
Lát cắt thân hoa Baby có xử lý vi khuẩn trong nước
Tránh sử dụng nước có chứa các ion có hại như: Natri (Na) vì nó gây độc cho hoa Cẩm Chướng và Hoa Hồng. Flo (F) rất độc với Đồng Tiền, Lay Ơn…
- Một yếu tố ảnh hưởng khác mang tính quyết định đối với chất lượng hoa cắt cành là Ethylene:
Ethylene là một chất khí nguy hiểm và là nguyên nhân gây chết non của 30% hoa cắt cành.
Ethylene là hóc môn thực vật dạng khí, sản sinh ra từ một lượng lớn quả chín hay hoa héo úa, hay từ các vật liệu hữu cơ (xăng, dầu, khói thuốc…). Ethylene gây ảnh hưởng đến nhiều loại hoa nhạy cảm với khí này dù ở nồng độ rất nhỏ (0.1pm).
Tác hại của Ethylene:
* Hoa Lily: Gây lão hóa sớm, làm mỏng cánh hoa, rụng nụ sớm, hoa bị cong xuống bất thường và giảm đi số lượng của hoa.
* Hoa Cẩm Chướng: Ngăn hoa nở, cánh hoa bị cuộn lại, gây lão hóa cho hoa chỉ sau vài giờ.
* Hoa Lan Dedrobium, Lan Vũ Nữ, Lan Cymbidium: Gây vàng sớm, khô và gãy đài, vàng sạm
màu ở cánh.
* Hoa Hồng: (tùy thuộc vào từng giống hoa) hình dạnh hoa khác thường, không bung nụ được, gây rụng cánh và lá.
* Hoa Tulip: Ngăn hoa phát triển về chiều cao, hoa bị lão hóa sớm do mất nhiều nước, làm rụng nụ sớm và gây dị dạng cho hoa.
Vì vậy, với những loại hoa nhạy cảm với ethylene như trên thì yêu cầu cần thiết là làm thế nào để ức chế được từ khâu xử lý đến khâu vận chuyển đi.
3. Điều kiện bảo quản hoa cắt cành:
- Bảo quản ở độ ẩm tương đối > 95%.
- Bảo quản ở nhiệt độ thấp để ngăn mất nước.
- Sau khi cắt gốc khỏi cây mẹ phải bảo đảm thông mạch dẫn, ngăn ngừa vi khuẩn sinh trưởng, tạo điều kiện cho hoa hút đủ nước và dinh dưỡng nuôi cây được lâu dài.
- Phải cung cấp dinh dưỡng hợp lý cho từng loại hoa cắt cành. Vì vậy, mỗi loại hoa cắt cành sẽ có một quy trình xử lý khác nhau, điều kiện lưu trữ khác nhau và các chất này đều có trong sản phẩm TOG - dinh dưỡng bảo quản hoa cắt cành theo công nghệ Israel.
4. Các bước bảo quản sau thu hoạch:
Chất bảo quản hoa TOG được sử dụng tùy vào nhu cầu của mỗi giai đoạn phân phối:
- Nếu là người trồng hoa hay đại lý thu mua hoa cần xử lý hoa trong kho lạnh hay xuất khẩu đi
thì quy trình sẽ là:
+ Thu hái hoa vào thời điểm thích hợp.
+ Xử lý ngay vào dung dịch TOG 6 nhằm giảm độ pH và vi khuẩn trong nước, đồng thời thông mạch dẫn kích thích hoa hút nước, ngăn chặn một số vi khuẩn và vi nấm ở ngoài đồng và làm sạch hoa.
+ Cắt tỉa, bao gói lại hoa và xử lý ngay vào dung dịch gồm TOG 30 cho Hoa Cẩm Chướng, Cát
Tường, Sen, Kỳ Lân, Lan, Lily, Huệ Sông Nile… Đây là thành phần dinh dưỡng chính giúp hoa cứng cáp, ngăn “gãy cổ” hoa, ngăn vàng và héo úa ở cả hoa và lá + TOG 75 ức chế Ethylene cả bên trong và bên ngoài, giữ màu gốc của hoa … và TOG Galileo cho hoa Hồng, Cúc, Đồng Tiền
Đảm bảo đạt chất lượng hoa tối ưu và thời gian cắm bình tối đa.
+ Thời gian xử lý từ 4 giờ đến 8 giờ ở nhiệt độ mát, cường độ ánh sang 1.000 Lux. Sau đó, di chuyển hoa vào kho lạnh với nhiệt độ từ 2 – 4 độ C trong thời gian từ 24 giờ - 72 giờ (tùy loại hoa), độ ẩm 85% - 95% theo đúng khuyến cáo của Hãng Gadot Agro của Israel.
+ Nếu thời gian lưu trữ lâu hơn thì nên tái xử lý với TOG 6 cho đến khi xuất đi nhằm tiếp tục thông mạch dẫn, ngăn vi khuẩn sinh trưởng trở lại.
- Nếu nhu cầu là phân phối trong nội địa thì thời gian sẽ ngắn hơn và chất dinh dưỡng cũng giản đơn hơn:
+ Thu hái hoa vào thời điểm thích hợp.
+ Cắt tỉa, bao gói và xử lý gay vào dung dịch TOG Galileo được sản xuất bởi tập đoàn Gadot Agro của Israel, xử lý trong 1 giờ đến 4 giờ ở nhiệt độ từ 16 – 26 độ C với độ ẩm 85% - 95%. Đây là giai đoạn quan trọng để hoa được bù lại phần nước và dinh dưỡng đã bị hao tổn sau khi bị cắt khỏi cây mẹ.
Phương pháp này cũng có thể áp dụng đối với những nhà bán sỉ hoa, đại lý hoa hay shop hoa tươi tại các chợ sỉ Hồ Thị Kỷ, Đầm Sen, Hậu Giang, Thủ Đức …
- Và nếu nhu cầu là shop hoa hay người tiêu dùng hoa cuối cùng thì thuốc dưỡng hoa Long Life là phù hợp và bổ sung cho các xử lý trên.
Một gói thuốc dưỡng hoa Long Life x 0.5 lít nước: giúp hoa tiếp tục tươi lâu hơn, kích thích nở hoa, giữ nước sạch trong 14 ngày và không cần thay nước mới.
Tăng gấp đôi nồng độ dưỡng hoa Long Life (2 gói x 0.5 lít nước) cho hoa cắm xốp, cắm lẵng chưng bày … giúp shop hoa không còn lo chuyện thay hoa định kỳ hằng tuần nữa.
5. Phương pháp kích thích hoa nở nhanh:
Việc cắt sớm tại vườn làm cho hoa bị non yếu, không thể nở: 3% đường Saccoro + TOG Galileo ở nhiệt độ bình thường trong nhà, độ ẩm 85% - 90%. Việc xử lý này thường được người trồng hoa, nhà bán sỉ, shop hoa thực hiện để giúp hoa nở đẹp như ý muốn. Ngoài ra, cũng có thể dùng thuốc dưỡng hoa Long Life với nồng độ 2%.
Trên đây là nhưng quy trình xử lý và bảo quản hoa cắt cành sau thu hoạch do Tập đoàn Gadot Agro phối hợp với công ty Dinh Dưỡng Hoa Việt để thực hiện bài viết trên. Chúng tôi cam đoan không gây ảnh hưởng đến bài viết nào.
Blog sinh học (st)
Đăng báo quốc tế, những bài học từ bài báo bị từ chối
Blog sinh học: Gần đây, vấn đề tụt hậu khoa học đã thu hút sự chú ý của nhiều diễn đàn báo chí. Nhiều ý kiến xoay quanh số ấn phẩm khoa học của Việt Nam trên các tập san khoa học quốc tế còn thấp, trong khi Việt Nam có nhiều giáo sư và tiến sĩ hơn so với các nước trong vùng Đông Nam Á. Một trong những lí do các nhà khoa học Việt Nam ít có công bố quốc tế là vì các công trình của họ bị các tập san khoa học từ chối. Là người bình duyệt và biên tập cho một số tập san khoa học qua nhiều năm, tôi thu thập được một số kinh nghiệm và thông tin về số phận những bài báo khoa học bị từ chối. Trong bài này, tôi sẽ giải thích và phân tích những lí do bài báo khoa học bị từ chối, và hi vọng góp một phần vào việc nâng cao sự hiện diện của khoa học Việt Nam trên trường quốc tế trong tương lai. Bài này thật ra là viết lại từ bài giảng ở Đại học Y tế Công cộng hôm 10/1/2013 mà các bạn có thể xem qua video. Cũng như bất cứ hoạt động xã hội nào, nghiên cứu khoa học phải có sản phẩm. Bài báo khoa học là “sản phẩm” của một công trình nghiên cứu khoa học. Để đánh giá sự thành bại của một công trình, người ta thường xem xét đến bài báo khoa học đã được công bố ở đâu. Các cơ quan tài trợ cho nghiên cứu xem việc công bố kết quả là một nghĩa vụ của nhà nghiên cứu, bởi vì họ nhận tài trợ từ tiền thuế của người dân, và do đó phải có trách nhiệm báo cáo cho người dân biết số tiền đó đã dẫn đến kết quả nào. Xin nói thêm rằng ở nước ngoài, người ta không có “nghiệm thu” công trình khoa học như ở Việt Nam; thay vào đó, các cơ quan tài trợ đánh giá sự thành công của một công trình nghiên cứu khoa học qua những bài báo đã được công bố trên các tập san có uy tín trên thế giới. Tốt hơn nữa, nếu nghiên cứu có ứng dụng, thì sản phẩm thực tế hay bằng sáng chế cũng là một thước đo quan trọng để đánh giá công trình nghiên cứu. Nhưng trong thực tế, và như là một qui luật, phần lớn những bài báo khoa học bị từ chối công bố. Tỉ lệ từ chối có thể dao động trong khoảng 50% đến 99%, tuỳ theo tập san và thời gian. Tập san có uy tín cao thường có tỉ lệ từ chối cao. Những tập san lâu đời và có ảnh hưởng lớn trong khoa học như Science, Nature,Cell, hay trong y khoa như New England Journal of Medicine, Lancet, JAMA, mỗi năm nhận được khoảng 6000 đến 8000 bài báo khoa học, nhưng tỉ lệ từ chối lên đến 90% hoặc 99%. Ngược lại, những tập san nhỏ và chuyên ngành thường có hệ số ảnh hưởng thấp, thì tỉ lệ từ chối chỉ khoảng 50% đến 60%. Những tập san địa phương có vẻ dễ dải hơn, với tỉ lệ từ chối chỉ 20 hay 30%. Quyết định từ chối thường xuất phát từ ban biên tập và các chuyên gia bình duyệt. Nhưng rất nhiều trường hợp tác giả không biết tại sao bài báo của mình bị từ chối, vì ban biên tập cũng không giải thích lí do cụ thể. Tuy nhiên, những ai từng phục vụ trong ban biên tập thì biết khá rõ những lí do từ chối, vì mỗi năm tập san đều có tổng kết hoạt động và nhà xuất bản thường báo cáo chi tiết số bài báo nhận được, tỉ lệ từ chối, và lí do từ chối. Qui trình xuất bản Để hiểu lí do bài báo bị từ chối, cần phải hiểu về bản chất của tập san và qui trình xuất bản khoa học. Tập san khoa học (scientific journals) khác với tạp chí phổ thông (scientific magazine). Tạp chí phổ thông, như tên gọi, có chức năng chủ yếu là cung cấp những thông tin khoa học cho công chúng, với văn phong đơn giản để đại đa số công chúng có thể hiểu được những nét chính trong công trình nghiên cứu khoa học. Các tập san khoa học là những diễn đàn khoa học có chức năng chính là chuyển tải và chia sẻ thông tin khoa học trong giới làm nghiên cứu khoa học, nên văn phong và cách trình bày rất đặc thù và có khi khó hiểu. Các tạp chí không có cơ chế bình duyệt (peer review), nhưng các tập san khoa học nghiêm túc thì có cơ chế bình duyệt mà theo đó bài báo trước khi được công bố phải qua vài giai đoạn kiểm tra và duyệt xét về ý tưởng, phương pháp, và cách diễn giải. Qui trình để xuất bản một bài báo khoa học cũng khá phức tạp. Đầu tiên là tác giả soạn bài báo khoa học và đệ trình đến một tập san. Ban biên tập khi nhận được sẽ xem qua một cách nhanh chóng, và nếu thấy chưa đạt yêu cầu sẽ từ chối công bố trong vòng 1 tuần; nếu thấy đạt yêu cầu và có tiềm năng, họ sẽ gửi cho 2 hoặc 3 chuyên gia bình duyệt. Các chuyên gia bình duyệt sẽ đọc và đánh giá bài báo, viết báo cáo gửi cho tổng biên tập của tập san, với một trong những đề nghị như (a) cho công bố không cần sửa; (b) cho công bố những cần sửa chút ít; (c) cho công bố nhưng sửa nhiều hay viết lại; hay (d) từ chối. Chỉ một trong 3 chuyên gia bình duyệt đề nghị từ chối thì khả năng bài báo sẽ bị từ chối lên rất cao. Có nhiều trường hợp bài báo phải trải qua 3 lần bình duyệt, và tốn rất nhiều thời gian (trên 12 tháng) nhưng cuối cùng có khi vẫn bị từ chối! Nhìn qua qui trình trên, dễ dàng thấy bài báo khoa học bị từ chối ở 3 giai đoạn: ban biên tập, bình duyệt, và tái bình duyệt. “Nguy cơ” bị từ chối rất khác nhau giữa các giai đoạn, và giữa các tập san. Một nghiên cứu trên tập san British Medical Journal (một trong những tập san y khoa hàng đầu thế giới), trong giai đoạn 1 (tức ban biên tập), tỉ lệ từ chối khoảng 50% những bài báo gửi đến, mà không gửi ra ngoài để bình duyệt. Giai đoạn 2, sau khi gửi đi cho các chuyên gia bình duyệt, thì vẫn bị từ chối khoảng 45%. Ngay cả ở giai đoạn 3 là tái bình duyệt, xác suất bị từ chối là khoảng 5%. Lí do từ chối: ban biên tập Lí do từ chối bài báo trong giai đoạn 1 có thể liệt kê vào 3 nhóm chính: không thích hợp tập san, thiếu cái mới hay chẳng có ảnh hưởng, và vấn đề trình bày dữ liệu và ngôn ngữ. Không thích hợp cho tập san là lí do ban biên tập từ chối rất nhanh. Tập san khoa học có đẳng cấp riêng trong chuyên ngành, và đẳng cấp này có thể phân biệt qua hệ số ảnh hưởng (impact factor, viết tắt là IF). Tập san có IF cao cũng có nghĩa là có ảnh hưởng lớn, và những tập san này chỉ công bố những công trình quan trọng. Nếu công trình nghiên cứu không phải thuộc vào loại “đột phá” thì không nên gửi cho các tập san như Science và Nature, mà nên xem xét đến các tập san chuyên ngành. Mỗi tập san có một thành phần độc giả chủ đạo, và họ phải đáp ứng nhu cầu của độc giả. Tập san y học lâm sàng khác với tập san chuyên về nghiên cứu cơ bản. Cũng là cùng ngành tim mạch, nhưng có tập san ưu tiên công bố những công trình nghiên cứu cơ bản, và có tập san tập trung vào những vấn đề thực hành lâm sàng. Do đó, nếu là nghiên cứu dịch tễ học về bệnh tim mạch thì không nên gửi cho tập san Journal of Molecular and Cellular Cardiology, mà nên xem xét đến tập san [ví dụ như] American Heart Journal. Thiếu cái mới. Nói chung, ban biên tập ưa chuộng công bố những nghiên cứu có cái mới về phương pháp, cách tiếp cận, kết quả, cách diễn giải, v.v. Những công trình nghiên cứu “me too” (tức lặp lại hay bắt chước nghiên cứu trước đây) sẽ khó có cơ hội công bố trên các tập san có tiếng. Những nghiên cứu mà câu trả lời hay kết quả chẳng có ảnh hưởng gì đến chuyên ngành, chẳng gây tác động gì đến chính sách công hay thực hành lâm sàng cũng khó có cơ hội được công bố. Vấn đề ngôn ngữ. Có khá nhiều bài báo có nội dung tốt, nhưng vì cách trình bày lượm thượm, thiếu tính logic, vẫn bị từ chối. Một số bài báo bị từ chối vì lí do tiếng Anh quá kém, như sai ngữ pháp, sai văn phạm, thậm chí đánh vần sai. Trong thời đại điện tử và vi tính, mà đánh vần sai tiếng Anh trong một bài báo khoa học là tín hiệu cho thấy tác giả cẩu thả, hoặc thiếu tôn trọng người đọc, nên dễ bị từ chối. Lí do từ chối: chuyên gia bình duyệt Nếu bài báo đã qua giai đoạn 1 (ban biên tập), thì bản thảo sẽ được gửi cho 2 hay 3 chuyên gia trong chuyên ngành để phê bình và xét duyệt. Các chuyên gia bình duyệt là những người người bán nặc danh, chỉ có ban biên tập mới biết họ là ai. Chuyên gia bình duyệt biết tác giả là ai, nhưng tác giả không biết các chuyên gia này là ai, chỉ biết rằng họ là những chuyên gia có uy tín trong chuyên ngành. Do đó, trong cuộc "đối phó" các chuyên gia bình duyệt, tác giả ở vị thế tương đối khó khăn. Điều này nói lên rằng tác giả cần phải hết sức cẩn thận và khách quan trong cách trình bày bài báo, hoặc trả lời bình duyệt sao cho lịch sự, không tấn công cá nhân, để không gây ấn tượng xấu với các đồng nghiệp bình duyệt. Các chuyên gia bình duyệt sẽ có 1-3 tháng để báo cáo cho ban biên tập, và trong báo cáo có phần đề nghị chấp nhận hay bác bỏ bài báo. Trong báo cáo đó, các chuyên gia bình duyệt phải nói lí do tại sao họ đi đến quyết định chấp nhận hay từ chối bài báo. Xem qua những lí do mà các chuyên gia bình duyệt từ chối bài báo có thể tóm lược trong 4 nhóm chính:
Tầm quan trọng và thiếu cái mới trong công trình nghiên cứu là lí do hàng đầu (80% bài báo bị từ chối vì lí do này). Có nhiều nghiên cứu mà đọc xong bài báo, người đọc chỉ chặc lưỡi thầm “chẳng có gì quan trọng”, hay nói một cách dân gian là “không mợ thì chợ vẫn đông”. Đó là những bài báo có kết quả nhưng kết quả chẳng có ảnh hưởng gì đến chính sách công, chẳng tác động gì đến chuyên ngành. Thiếu tính ứng dụng cũng là một lí do để từ chối, nhưng quan trọng hơn là thiếu cái mới. Nghiên cứu không có gì mới rất khó công bố trên các tập san quốc tế. Phương pháp. Một nghiên cứu về lí do từ chối trên 25 nhà khoa học từng đoạt giải Nobel y sinh học, 67 tổng biên tập và 50 chuyên gia bình duyệt của các tập san y sinh học cho ra nhiều kết quả thú vị. Kết quả phân tích cho thấy 71% bài báo bị từ chối là do thiết kế nghiên cứu có vấn đề. Những khiếm khuyết về cách tiếp cận, thiết kế nghiên cứu, phương pháp đo lường, qui trình thực hiện, phân tích dữ liệu, v.v. thường được nhắc đến như là những lí do từ chối. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy những vấn đề liên quan đến phương pháp nghiên cứu là một trong những lí do bị từ chối nhiều nhất. Bảng 1 dưới đây thống kê những lí do bị từ chối phổ biến nhất. Gần 3/4 bài báo bị từ chối là do khiếm khuyết về phương pháp nghiên cứu và phương pháp luận. Bảng 1: Lí do bài báo khoa học bị từ chối công bố
Về trình bày dữ liệu, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến bài báo bị từ chối đăng: trình bày dữ liệu không đầy đủ (32%), có mâu thẫn giữa các dữ liệu trình bày (25%) và không cung cấp đầy đủ chi tiếtt về phương pháp nghiên cứu (25%). Về cách viết, các khoa học không ưa cách viết sử dụng từ ngữ hoa mĩ và sáo rỗng (ít thông tin), hoặc cách viết dùng những từ “đao to búa lớn” mà không có ý nghĩa cụ thể. Khoảng 43% bài báo với những từ ngữ như văn chương chính trị bị từ chối công bố. Ngoài ra, diễn đạt ý tưởng không khúc chiết (21%) và câu văn thừa (11%) cũng là những nguyên nhân bị từ chối. Địa phương chủ nghĩa? Phần lớn các tập san khoa học -- dù là trụ sở đặt ở Mĩ hay Âu châu, hay trực thuộc các hiệp hội khoa học của Mĩ hay Âu châu -- mang tính quốc tế, hiểu theo nghĩa ban biên tập nhận bài từ tất cả các nhà khoa học trên thế giới. Câu hỏi đặt ra là có sự khác biệt nào về tỉ lệ từ chối giữa các nước hay không. Theo thống kê của các tập san y khoa lớn như New England Journal of Medicine, JAMA, không có khác biệt lớn về tỉ lệ từ chối giữa các nước Mĩ (hay nói tiếng Anh) và ngoài Mĩ. Năm 2000, 25% trong tổng số bài báo JAMA nhận được xuất phát từ các nước ngoài Mĩ, và tỉ lệ từ chối là 95%. Tỉ lệ từ chối các bài báo từ Mĩ của JAMA là 93%. Tập san New England Journal of Medicine cho biết trong tổng số bài báo tập san nhận được hàng năm, 1/2 đến từ các nước ngoài Mĩ. Trong tổng số các bài báo được chấp nhận cho đăng trên New England Journal of Medicine, 1/3 có nguồn gốc ngoài Mĩ. Tuy nhiên, đối với các tập san chuyên ngành thì có sự khác biệt lớn giữa các nước ngoài Mĩ và Mĩ. Chẳng hạn như tập san Circulation Research (chuyên về tim mạch, hệ số ảnh hưởng ~10), mỗi năm họ nhận được khoảng 2000 bài báo từ khắp các nước trên thế giới, nhưng chủ yếu từ Mĩ (44%), Âu châu (31%), Nhật (6%), và Á châu (9%, không kể Nhật). Tỉ lệ từ chối chung là 85%, không khác mấy so với tỉ lệ từ chối các bài báo từ Hàn Quốc (88%), Đài Loan (91%). Riêng Trung Quốc, có đến 99% bài báo gửi cho tập sanCirculation Research bị từ chối vì chất lượng quá kém và tiếng Anh chưa đạt. Một phân tích thú vị khác của tập san American Journal of Roentgenology (IF ~4) cho thấy một “bức tranh” toàn cục thú vị (Bảng 2). Trong thời gian từ 2003 đến 2005, tập san này nhận được 5242 bài báo khoa học từ khắp nơi trên thế giới, nhưng chủ yếu từ Mĩ (43%), Nhật (11%), Hàn Quốc (9%), Đức (5%), và Canada (4%). Tuy nhiên, tỉ lệ bài báo được chấp nhận cho đăng dao động lớn giữa các nước. Trong số 2252 bài báo từ Mĩ, 72% được chấp nhận cho công bố, và trong tổng số 2990 bài báo ngoài Mĩ, tỉ lệ được chấp nhận là 60%. Nước có tỉ lệ chấp nhận thấp nhất là Ấn Độ, với chỉ 27% bài báo được công bố. Phân tích chi tiết theo ngôn ngữ mẹ đẻ, thì trong số 2684 bài báo từ các nước nói tiếng Anh (Mĩ, Canada, Anh, Úc) tỉ lệ chấp nhận cho công bố là ~71%. Trong số 2558 bài báo xuất phát từ những nước không nói tiếng Anh, tỉ lệ chấp nhận chỉ 60%.
Những bài học Biết được lí do bài báo bị từ chối cũng là một cách học. Học để nâng cao xác suất được chấp nhận của bài báo kế tiếp cao hơn. Nếu những phân tích trên đây cung cấp một thông điệp chính, tôi nghĩ đó là vấn đề ý tưởng và phương pháp. Đừng phí thì giờ cho những ý tưởng làng nhàng tủn mủn, vì những nghiên cứu như thế sẽ chẳng dẫn tác giả đi đến đâu trong khoa học. Ý tưởng hay mà phương pháp không thích hợp cũng khó có cơ may được công bố. Sau đây là vài bài học mà tôi nghĩ có thể rút ra từ những phân tích trên: Thứ nhất là khi có ý tưởng làm nghiên cứu, cần phải chú trọng đến cái mới. Cái mới ở đây không chỉ về ý tưởng, mà có thể là cái mới về phương pháp nghiên cứu (dù ý tưởng không mới), cái mới về kết quả và cách trình bày, và cái mới trong cách lí giải kết quả nghiên cứu. Thiếu những cái mới này thì nghiên cứu chỉ là một dạng “me too”, tức chỉ hoàn toàn bắt chước người khác từ A đến Z. Nếu là nghiên cứu “me too” thì rất khó được chấp nhận cho công bố trên các tập san có uy tín cao, hay dù có cơ hội được công bố thì tập san cũng thuộc vào loại làng nhàng, dưới trung bình. Rất nhiều nghiên cứu y khoa từ VN thiếu cái mới, vì chỉ lặp lại những gì người khác đã làm. Một số người chỉ muốn theo đuổi những đề tài dễ, vì hoặc là thiếu kinh phí, hoặc là không dám mạo hiểm theo đuổi những đề tài gai góc. Tình trạng này khá phổ biến, nhất là ở những nghiên cứu sinh vì thời gian có hạn và cũng chẳng được tài trợ, nên họ chọn những đề tài rất nhỏ và không quan trọng (mà theo tiêu chuẩn học thuật thì chưa chắc xứng đáng văn bằng tiến sĩ). Môt số khác thì không được thầy cô hướng dẫn tốt, nên họ phải “tự bơi” bằng cách làm theo lối mòn, vì họ sợ nếu làm cái gì mới sẽ bị thầy cô trách mắng. Trong nhiều trường hợp, chính thầy cô cũng chỉ làm theo lối mòn cũ, vì hoặc không cập nhật kiến thức, hoặc sợ hội đồng duyệt đề tài bác bỏ. Bản thân các thành viên trong hội đồng duyệt đề tài cũng chỉ làm quen với những ý tưởng nhỏ, chấp vá, hay thậm chí chưa có kinh nghiệm làm nghiên cứu khoa học, nên họ trở nên tủn mủn và … bảo thủ. Trong cái vòng tròn luẩn quẩn như thế, rất khó để các nhà khoa học VN có công trình công bố trên các tập san quốc tế. Thứ hai là cần chú trọng đến phương pháp nghiên cứu. Trong nghiên cứu thực nghiệm, thiết kế và phương pháp đóng vai trò cực kì quan trọng. Thiết kế nghiên cứu không thích hợp, thì dữ liệu có thể không có giá trị khoa học cao, và không có cơ may công bố trên các tập san có uy tín cao. Chẳng hạn như một công trình nghiên cứu y khoa thiết kế theo mô hình có yếu tố thời gian và có nhóm chứng lúc nào cũng có giá trị khoa học hơn là một công trình không có nhóm chứng. Trong nghiên cứu y học, phương pháp sai thì kết quả cũng sai hay không có giá trị cao. Ví dụ như nếu nghiên cứu về bệnh tiểu đường hay dinh dưỡng mà không có các đo lường về lượng mỡ bằng phương pháp DXA thì dữ liệu khó mà xem là có giá trị khoa học cao. Trong một phân tích về những công trình nghiên cứu y khoa ở trong nước trước đây, tôi phát hiện rất nhiều sai sót về phương pháp nghiên cứu (research method) và phương pháp luận (methodology). Những sai sót này thường là cách thiết kế nghiên cứu không thích hợp, qui trình sai, phương pháp phân tích còn nhiều sai lầm, vi phạm giả định khoa học, v.v. Ngay cả tài liệu hướng dẫn nghiên cứu khoa học lưu hành trong các đại học cũng còn nhiều điểm cần phải xem xét lại, vì chưa phù hợp chuẩn mực quốc tế và chịu ảnh hưởng bởi một chuyên ngành. Với những sai sót như thế, các nghiên cứu từ Việt Nam rất khó có cơ may được xuất hiện trong các diễn đàn khoa học quốc tế. Thứ ba là cách trình bày. Bài báo khoa học là một văn bản khó hiểu, bởi văn phong thường được viết rất ngắn và cô đọng. Nhưng nếu tác giả chọn cách viết dài dòng như viết tiểu thuyết thì đó là một cách chuốc lấy thất bại trong khoa học. Điều này có ý nghĩa với chúng ta, người Việt Nam, vì chúng ta hay chịu ảnh hưởng của thơ văn trong cách viết bài báo khoa học. Nhiều tập san khoa học trong nước có cách trình bày … chẳng giống ai, chẳng theo một thông lệ khoa học nào cả. Tác giả có thể trình bày theo ý mình, và do đó dẫn đến tình trạng “trăm hoa đua nở”. Điều này làm cho người đọc cảm thấy những bài báo nghiên cứu trong nước rất hời hợt và thiếu tính khoa học. Còn các tập san khoa học quốc tế có qui định rất chặt chẽ về cách trình bày dữ liệu, cách viết, thậm chí cách trình bày tài liệu tham khảo. Nếu bài báo không tuân thủ theo các qui định của tập san thì chắc chắn sẽ bị từ chối. Thứ tư là cần thạo tiếng Anh. Phần lớn (90%) các tập san quốc tế, dù là tập san ở các nước Bắc Âu hay châu Á Thái Bình Dương đều sử dụng tiếng Anh. Có thể nói không ngoa rằng tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ của cộng đồng khoa học. Đối với các nhà khoa học Việt Nam, tiếng Anh là một vấn đề lớn, vì phần lớn các nhà khoa học không thạo tiếng Anh. Rất nhiều nhà khoa học Việt Nam biết tiếng Anh, có thể đọc, nghe, và viết, nhưng phần lớn chưa ở trình độ có thể viết một bài báo khoa học hoàn chỉnh. Ngay cả những nghiên cứu sinh đã theo học các đại học nói tiếng Anh ở nước ngoài cũng chưa đủ khả năng để soạn một bài báo khoa học mà không cần đến sự hỗ trợ về ngôn ngữ. Rất khó tìm một bài báo y khoa được công bố trên các tập san ở trong nước viết đúng tiếng Anh! Nhưng như chúng ta thấy qua các dữ liệu trên, tiếng Anh là một rào cản đáng kể (nhưng không phải là rào cản duy nhất hay lớn nhất) đối với các nhà khoa học ngoài các nước nói tiếng Anh. Do đó, nhà khoa học cần phải tiếng Anh, và các đại học / viện nghiên cứu nên tổ chức nhiều khóa học về cách viết bài báo khoa học bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, tiếng Anh không phải là nguyên nhân chính để từ chối một công trình nghiên cứu có chất lượng cao. Ngược lại, tiếng Anh “văn hay chữ tốt” cũng không thể bù đấp được những khiếm khuyết về cái mới và phần thiết kế cũng như phương pháp nghiên cứu. Từ chối là một cơ hội! Thật ra, bài báo bị từ chối có khi là một cơ hội tốt. Theo một phân tích mới đây, những bài báo bị từ chối sau khi được chỉnh sửa lại thường được công bố trên những tập san có ảnh hưởng cao. Do đó, không nên buồn khi thấy công trình của mình bị từ chối, mà nên xem đó là một cơ hội để làm tốt hơn và hay hơn. Nói tóm lại, các kết quả phân tích trên đây cho thấy khuyết điểm phổ biến nhất và cũng là nguyên nhân thông thường nhất dẫn đến quyết định từ chối một bài báo khoa học nằm ở phần phương pháp. Điều này có lẽ cũng không khó hiểu, bởi vì nếu phương pháp sai thì kết quả sẽ sai, các bàn luận và kết luận cũng có thể sai. Mà, sai sót về phương pháp thì không sửa được (vì nghiên cứu đã làm rồi). Không có tập san khoa học nào muốn công bố một bài báo khoa học với nhiều sai sót, nên quyết định từ chối những bài báo do khiếm khuyết về phương pháp là điều hoàn toàn có thể đoán được. Bộ Khoa học và Công nghệ mới ra chính sách mới, mà theo đó công bố quốc tế sẽ được lấy làm một thước đo năng lực nghiên cứu khoa học. Chiến lược khoa học 2011-2020 viết rằng “tăng số lượng công bố quốc tế từ các đề tài sử dụng ngân sách nhà nước trung bình 15-20%/năm. Mục tiêu thứ năm lại ghi rõ đến năm 2020 hình thành 60 tổ chức nghiên cứu cơ bản và ứng dụng đạt trình độ khu vực và thế giới.” Đây là một thách thức đáng kể cho giới khoa học Việt Nam, bởi càng ngày việc công bố khoa học càng khó khăn vì sự cạnh tranh toàn cầu giữa các nhà khoa học để có tiếng nói. Trong khi chúng ta có kế hoạch gia tăng số ấn phẩm khoa học, thì các nước trong vùng đã bỏ xa chúng ta. Năm 2012, các nhà khoa học VN công bố được 1630 bài báo khoa học trên các tập san quốc tế. Con số này chỉ bằng 30% của Thái Lan, 22% của Mã Lai, và 17% của Singapore. Những con số trên đây cho thấy năng suất khoa học Việt Nam còn rất khiêm tốn, nhất là trong điều kiện 9500 giáo sư và phó giáo sư cùng 24 ngàn tiến sĩ. Nếu mỗi 2 giáo sư công bố 1 bài báo khoa học, và mỗi 4 tiến sĩ công bố 1 bài báo khoa học, thì mỗi năm VN có khoảng 10,000 bài báo khoa học. Do đó, con số công bố quốc tế hiện nay của VN có thể hiểu như là tương đương với 16% tiềm năng khoa học. Nhưng những con số trên chưa nói đến một thực tế đáng báo động khác: vấn đề lệ thuộc. Phần lớn (70%) những công trình của VN là do hợp tác với nước ngoài. Có lĩnh vực như y khoa, tỉ lệ hợp tác với nước ngoài lên đến 80%. Hợp tác khoa học là điều cần thiết và cần khuyến khích, nhưng nếu 80% công trình nghiên cứu là do hợp tác thì có thể xem đó là một chỉ số về nội lực yếu kém, hay nói thẳng hơn là lệ thuộc. Điều này cho thấy ngay từ bây giờ VN cần phải xây dựng nội lực khoa học tốt hơn để cạnh tranh với các nước trong vùng và trên thế giới. Để xây dựng nội lực, cần có những chính sách lâu dài hơn và có hệ thống hơn liên quan đến con người. Rất cần lập những quĩ dành cho các nhà khoa học trẻ (mới xong tiến sĩ) để gửi họ ra nước ngoài tiếp tục nghiên cứu trong giai đoạn hậu tiến sĩ. Đối với những nhà khoa học có triển vọng (không khó nhận ra những người này) cần có những tài trợ đặc biệt cho họ. Tài trợ phải để họ đủ lương bổng mà không phải lo đến chuyện “cơm áo gạo tiền” hay phải chạy sô “xoá đói giảm nghèo”. Nói tóm lại, chúng ta cần phải lập ra quĩ dành cho những nhà khoa học tinh hoa (elite) và cho phép họ độc lập trong nghiên cứu và sử dụng ngân sách khoa học. Khoa học bắt đầu từ con người có tài, và không có lí do gì mà xã hội không nuôi dưỡng những nhân tài. Blog sinh học (Theo N.V.T) |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)