SỬ DỤNG TINH BÒ ĐÃ PHÂN TÁCH (SEXED SEMEN) – THÀNG CÔNG VÀ HƯỚNG ỨNG DỤNG
Hàng ngàn năm nay, các chủ trại chăn nuôi đều mơ ước có một phương pháp để sản xuất ra gia súc có giới tính theo mong muốn. Đối với chăn nuôi bò sữa, người chăn nuôi luôn mong muốn có bê cái. Trong khi với chăn nuôi bò thịt, người chăn nuôi lại mong muốn có bê đực. Một bê cái hướng sữa tốt sẽ có giá trị kinh tế cao hơn 50-100% so với bê đực hướng sữa trong cùng điều kiện. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi người chăn nuôi bò sữa luôn muốn có phương pháp để chỉ sản xuất ra những con bê cái hướng sữa. Điều này ngày này trở thành hiện thực nhờ phương pháp phân tách tinh trùng mang nhiễm sắc thể X và Y đã thành công vào những năm 1990 (Johnson, 1991-1992-1994-1995; Cran và ctv, 1993-1995-1997; Abeydeera và ctv, 1998).
Hiệu quả kinh tế (Seidel 2003), khả năng ứng dụng (Hoheboken, 1999 và Weigel, 2004) và thương mại hóa (Amann, 1999) của các loại tinh dịch đã được phân tách tinh trùng X hay Y cũng được báo cáo khá nhiều trên thế giới. Các báo cáo gần đây đã trình bày nhiều kết quả sử dụng loại tinh dịch phân tách tinh trùng X và Y này trong ngành chăn nuôi bò (Seidel, 2002-2003; Weigel, 2004; Foote, 1996; Johnson, 1999-2000; Garner, 2001; Hasler và ctv, 1995; Hunter, 2003), cũng như đánh giá việc sử dụng các loại tinh này trong gieo tinh nhân tạo (Cran, 1997; Morrel, 1991; Seidel, 1999; Bodmer và ctv, 2005; Schenk, 2005) hoặc sản xuất phôi bò in vitro (Cran, 1993-1995; Lu và ctv, 1999; Zhang và ctv, 2003; Lu và Seidel, 2004; Fischer và ctv, 2005; Wilson và ctv, 2005). Sử dụng tinh dịch đã phân tách tinh trùng có nhược điểm là tỷ lệ thụ thai thấp hơn (Seidel, 1999). Tuy nhiên, khi nâng số lượng tinh trùng (đã phân tách X và Y) trong 1 liều tinh dịch ngang bằng với loại tinh không phân tách thì tỷ lệ thụ thai đã được cải thiện đáng kể (khoảng 60-80% so với sử dụng tinh dịch không phân tách) (Seidel, 1999; Doyle và ctv, 1999). Nhược điểm này là do khả năng sống của tinh trùng đã phân tách bị giảm thấp sau khi bảo quản lạnh (Schenk, 1999).
Ở Việt Nam, việc sử dụng tinh bò đã phân tách sẵn có trên thị trường để phục vụ công tác gieo tinh nhân tạo đã được tiến hành trong vài năm gần đây và đạt được những tiến bộ đáng kể. Cụ thể, Với hơn 4 nghìn liều tinh bò sữa cao sản đã phân tách (giới tính) được nhập về, Cty CP Giống bò sữa Mộc Châu đã áp dụng thành công công nghệ nhân giống này, cho tỷ lệ bê cái sinh ra đạt khoảng gần 90% (Báo Nông Nghiệp VN). Trong khi đó, Công ty cổ phần Sữa Đà Lạt đã thực hiện thành công việc sử dụng tinh bò sữa phân biệt giới tính để tăng nhanh tổng đàn và cải tạo chất lượng đàn bò sữa của đơn vị, và hiện đang tiến hành triển khai kỹ thuật này cho nông dân, Công ty cổ phần Sữa Đà Lạt thực hiện thụ tinh nhân tạo cho đàn bò sữa của đơn vị thì 19/21 bê con sinh được đã là bê cái (đạt tỷ lệ bê cái trên 93%). Hiệu quả kinh tế của kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho bò sữa bằng tinh phân biệt giới tính so với sử dụng tinh không phân biệt giới tính lâu nay đang thực hiện tại địa phương (với số liều tinh như nhau và trong cùng thời gian), là: Tổng đàn bò sữa sẽ tăng nhanh gấp 2 lần, chất lượng con giống tốt và có tính di truyền cao, giá nhập khẩu tinh phân biệt giới tính cao hơn giá tinh không phân biệt giới tính 15 USD/ liều, nhưng giá trị bê cái được sinh ra từ tinh phân biệt giới tính cao gấp nhiều lần (hiện tại giá bê sữa cái ở Đơn Dương có giá 9-10 triệu đồng/ con, trong khi giá bê sữa đực chỉ ở mức 1 triệu đồng/ con). Từ kết quả đã được khẳng định ở Công ty cổ phần Sữa Đà Lạt, dự án “ Sử dụng tinh bò sữa phân biệt giới tính để cải tạo chất lượng giống và tăng nhanh đàn bò sữa tại tỉnh Lâm Đồng” đã được UBND tỉnh chấp thuận và giao cho Công ty cổ phần Sữa Đà Lạt triển khai tại các hộ và trang trại có nhiều bê tơ hậu bị, đàn bò cái đạt tỷ lệ đậu thai cao ở các huyện Đức Trọng, Đơn Dương. Với nguồn vốn đầu tư 880 triệu đồng từ ngân sách địa phương, 1.000 liều tinh phân biệt giới tính sẽ được thụ tinh nhân tạo cho 500 bò sữa mẹ để cho ra đời 450 bê cái chất lượng cao (Báo Lâm Đồng online, ngày 03/05/2011) . Ngoài ra, tinh bò đã phân tách cũng được sử dụng thành công trong gieo tinh nhân tạo trên bò ở nhiều trại khác như trại bò Tuyên Quang, Trại bò ở Nông trường Sông Hậu… Tất cả những kết quả này cho thấy, việc sử dụng tinh đã phân tách (hay còn gọi là tinh phân biệt giới tính) để phục vụ công tác gieo tinh nhân tạo cho bò đã thàng công và đang được các địa phương phổ biến rộng hơn. Liệu với những thành công trong thực tiễn sản xuất đó, hướng ứng dụng tinh đã phân tách chỉ để phục vụ công tác gieo tinh nhân tạo bò còn cần thiết để nghiên cứu hay không?
Trong khi đó, từ những năm 2007-2008, thời điểm tinh bò phân tách bắt đầu nhập về Việt Nam, Phòng Công nghệ sinh học (Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam) đã nghiên cứu thử nghiệm thành công sản xuất phôi bò in vitro xác định trước giới tính, nhằm sử dụng tinh bò phân tách chỉ chứa tinh trùng mang nhiễm sắc thể X để sản xuất ra phôi bò cái hướng sữa. Sự khác biệt cơ bản của kỹ thuật cấy truyền phôi so với gieo tinh nhân tạo là chỉ sử dụng nguồn nguyên liệu (trứng và tinh trùng) từ những con bò cao sản tốt nhất trong đàn, nên sẽ tạo nhanh và nhiều phôi, bê cái có tiềm năng sản xuất sữa rất cao. Đây là điều mà các nước chăn nuôi bò sữa phát triển đang tích cực áp dụng để nhân nhanh số lượng bò sữa cao sản của mình, giúp cải thiện nhanh chóng năng suất sữa bình quân của toàn đàn. Chính vì vậy, hướng nghiên cứu ứng dụng tinh đã phân tách kết hợp với trứng của những con bò cao sản nhất trong đàn để sản xuất phôi in vitro và tạo ra bê cái hướng sữa cao sản là rất cần thiết. Đó cũng là lý do, Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM quyết định đầu tư kinh phí cho đề tài “Sử dụng tinh đã phân tách để tạo phôi bò in vitro xác định trước giới tính” do Phòng Công nghệ sinh học (Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam ) chủ trì thực hiện từ năm 2011.
Người viết: TS. Chung Anh Dũng
Ếch khổng lồ nặng 20kg
Một người đàn ông Trung Quốc đã chụp ảnh được một con ếch nặng 20kg, được phát hiện tại vùng núi ở Gemencheh (Malaysia). Theo người đàn ông Trung Quốc, con ếch nặng 20kg – tương đương trọng lượng của đứa trẻ 8 tuổi, được một người thuộc bộ tộc Orang Asli phát hiện cạnh một dòng sông ở vùng núi thuộc Gemencheh (Malaysia). Con ếch khổng lồ nặng 20kg Người đàn ông này cho biết, một người bạn đi cùng với anh đã đề nghị mua lại con ếch với giá 500 riggit, nhưng người thuộc bộ tộc Orang Asli chỉ đồng ý bán con ếch với giá 1000 riggit. Vì người bạn không có đủ tiền lúc đó, nên anh đã về nhà lấy thêm tiền và hẹn sẽ quay lại mua con ếch. Tuy nhiên, người thuộc bộ tộc Orang Asli đã làm thịt con ếch khổng lồ để ăn. Hậu quả, người này đã bị ốm nặng dường như do ngộ độc thịt ếch. “Khi bạn tôi lấy đủ tiền và quay trở lại nhà của người thuộc bộ tộc Orang Asli, anh ấy phát hiện con ếch đã bị làm thịt. Tuy nhiên, sau khi ăn thịt ếch, người đàn ông thuộc bộ tộc Orang Asli đã bị ốm không thể rời khỏi giường trong nhiều ngày”, người đàn ông Trung Quốc cho biết. |
Theo Bee |
Tạo ra tinh trùng từ tế bào gốc đa năng
Các nhà khoa học Nhật Bản mới đây đã lên kế hoạch chế tạo tế bào sinh sản từ tế bào gốc đa năng (iPS) - loại tế bào có khả năng biến đổi thành nhiều tổ chức tế bào khác nhau - trong môi trường phòng thí nghiệm.
Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT) ngày 18/2 đã nghiệm thu kế hoạch nghiên cứu khoa học của nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Keio.
Các nhà khoa học ở Đại học Keio đã tiến hành nghiên cứu trên nhằm xác định cơ chế hình thành tế bào sinh sản ở động vật.
Các nhà khoa học Nhật Bản hy vọng có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu trên nhằm tìm ra phương thuốc hữu hiệu chữa trị chứng vô sinh, căn bệnh cướp đi niềm hạnh phúc của hàng triệu cặp vợ chồng trên thế giới.
Tuy nhiên, hiện tại MEXT có quy định cấm mọi hoạt động cho thụ tinh trứng và tinh trùng nhân tạo ở người.
Theo giáo sư Okano, ban đầu Đại học Keio có kế hoạch phối hợp cùng một cơ quan y tế thuộc bộ để tiến hành nghiên cứu trên song do bị hiểu nhầm rằng, đây là hoạt động nghiên cứu tế bào phục vụ cho điều trị vô sinh nên đã tách ra làm riêng.
Chiêm ngưỡng “hoa tử thi” khổng lồ 75 năm mới nở
Sau 75 năm chờ đợi, những người chăm sóc cây hoa Titan Arum khổng lồ mới có cơ hội chiêm ngưỡng bông hoa đầu tiên. Được trồng vào năm 1936 tại Đại học Basel (Thụy Sỹ), ngày 22 tháng 4 vừa qua, cây hoaTitan Arum mới nở bông hoa đầu tiên. Tuy nhiên, Titan Arum không phải là loài hoa có hương thơm ngào ngạt như nhiều người mong đợi mà lại có mùi hôi giống như mùi xác chết nên nhiều người gọi Titan Arum là “hoa tử thi”. “Mùi hương” này sẽ kéo dài khoảng 3-4 ngày, những người đứng cách xa cả cây số cũng có thể ngửi thấy mùi khó chịu này nhưng nó lại đặc biệt hấp dẫn những loài côn trùng tới thụ phấn. Được biết, bông hoa Titan Arum cao khoảng 2,44 m. Titan Arum có nguồn gốc trong khu rừng nhiệt đới ở Sumatra, là loại hoa không có cành lớn nhất trên thế giới và chỉ nở hoa 2-3 lần trong đời, mỗi lần nở đều phải cách nhau cả vài thập kỷ, vì thế cơ hội được chiêm ngưỡng hoa là rất ít. Titan Arum có một đặc điểm kỳ là là nở hoa xong rồi mới mọc lá, sau khi hoa héo và rụng thì lá mới mọc ra. David Attenborough là người đầu tiên trên thế giới ghi lại quá trình ra hoa của Titan Arum, tên của loài hoa này cũng do ông đặt. Mặc dù hoa Titan Arum có thể trồng nhân tạo nhưng hiện nay trên thế giới chỉ có 12 cây đang được trồng trong vườn của hoàng gia Anh tại London và vì tỷ lệ sống của cây rất thấp cũng như khó ra hoa nên mỗi lần hoa Titan Arum nở đều thu hút được sự chú ý của nhiều người tới tham quan. |
Theo Vietnamnet |
Chèn chuỗi DNA chọn lọc vào cây trồng
Christopher A. Cullis, chủ nhiệm bộ môn sinh học, tại Đại học Case Western Reserve, Hoa Kỳ, giải thích rằng đây là nền tảng cho kết quả nghiên cứu gây tranh cãi của mình. Cullis đã dành hơn 40 năm nghiên cứu các đột biến trên thực vật, gần đây nhất là cây lanh (Linum usitatissimum), đã nhận thấy rằng: môi trường không chỉ giúp loại bỏ những đột biến có hại và vô dụng thông qua chọn lọc tự nhiên, mà còn làm ảnh hưởng đến những đột biến có lợi. Cullis công bố phát hiện của mình trên Tạp chí Di truyền học và Sinh học phân tử quốc tế và cho tái bản trong tạp chí thí nghiệm hình dung, nơi ông đang thách thức các nhà khoa học khác để lặp lại thí nghiệm của mình. Cụ thể, Cullis tập trung vào các đột biến có liên quan đến sự xuất hiện của một chuỗi DNA, được gọi là LIS-1 và trình bày những cách thức do môi trường ảnh hưởng đến những thay đổi này.
Tuy nhiên, lý thuyết này được chấp nhận lúc đầu, nhưng cuối cùng đã bị bác bỏ bởi các nhà khoa học nhận thấy các tế bào giới tính hoặc giao tử thông qua DNA của các loài động vật không bị ảnh hưởng do tác động của môi trường. Khái niệm này được giả định là giống nhau cho các loài thực vật, nhưng nghiên cứu của Cullis lại nói khác đi. Trong nghiên cứu thứ hai của mình, trên ba sợi lanh riêng biệt (các sợi dẻo, sợi ngắn, sợi dài) của giống lanh Stormont Cirrus được trồng trong ba điều kiện môi trường riêng biệt. Mỗi sợi đã được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ trong các điều kiện khác nhau: Các sợi dẻo đầu tiên được phát triển trong điều kiện có sự kiểm soát, các sợi ngắn đầu tiên phát triển trong điều kiện dinh dưỡng yếu, và các sợi dài đầu tiên được phát triển trong điều kiện giàu chất dinh dưỡng. Thí nghiệm cho thấy mỗi sợi phản ứng với từng điều kiện môi trường theo những cách khác nhau, tương ứng với môi trường mà tổ tiên của chúng đã từng sinh sống và phát triển. Những sợi dẻo mọc cao hơn các sợi khác trong điều kiện có kiểm soát; sợi ngắn mọc cao hơn các sợi khác khi trong điều kiện dinh dưỡng yếu, và sợi dài tăng trưởng tốt nhất trong điều kiện giàu chất dinh dưỡng. Tất cả các thông tin này không hoàn toàn giải thích được sự khẳng định của Cullis rằng: dưới tác động của môi trường trong 1 thế hệ duy nhất có thể giúp chọn lọc ra được các đột biến hữu ích. Trong phản ứng khuyếch đại chuỗi polymerase (PCR) của DNA. Thông qua quá trình này, các nhà nghiên cứu có thể nhìn thấy khi nào một chuỗi DNA cụ thể (trong trường hợp này LIS-1) sẽ xuất hiện hoặc biến mất. Khi sợi dẻo được trồng trong điều kiện dinh dưỡng thấp chuỗi LIS-1, vốn đã vắng mặt, lại xuất hiện và tiếp tục di truyền cho các thế hệ tương lai. Sự hiện diện của chuỗi LIS-1 giúp Cullis xác nhận niềm tin rằng: môi trường có thể tác động giúp thực vật biến đổi và giữ gìn các đột biến hữu ích, thậm chí trong vòng một thế hệ. Phát hiện này giúp giải thích trường hợp tại sao DNA trên cây căm xe khác nhau về gen khi so sánh hai mẫu vật lấy từ đỉnh và gốc cây. Cây căm xe lúc còn nhỏ tăng trưởng ở phần đầu của nhánh hiện thời, nảy chồi vào mô phân sinh. Mỗi mô phân sinh mới sẽ khác nhau do ảnh hưởng môi trường tác động lên cấu tạo di truyền của nó. Và trong quá trình cây căm xe phát triển, DNA ở phần trên đỉnh cây trở nên ngày càng khác biệt nhiều so với DNA ở gốc cây. Do những tranh cãi xung quanh những phát hiện của Cullis, nhiều nhà khoa học đang do dự để chấp nhận chúng là đúng. Cullis nhớ lại lần phát hiện đầu tiên, lúc đó Cullis nghĩ rằng: "Nếu điều này là đúng, chúng ta có thể có được loài thực vật thích nghi tốt hơn với môi trường trong cùng một thế hệ". Trong ứng dụng thực tế, Cullis hy vọng sẽ xác định các chuỗi gen cụ thể chịu trách nhiệm cho khả năng chịu được môi trường khắc nghiệt và chèn nó vào trình tự DNA của các cây trồng khác để chúng cũng có thể chịu được môi trường khắc nghiệt. Điều này sẽ bỏ qua các phương pháp hiện hành của kỹ thuật di truyền trên thực vật, bao gồm việc tác động đến các trình tự chuỗi DNA cụ thể nhằm kiểm soát khả năng chịu nhiệt, kháng lạnh, kháng sâu bệnh, ... và thay vào đó là việc thu hẹp sự nỗ lực vào chỉ một chuỗi ADN. Bằng việc chèn chuỗi DNA này vào trong cây trồng, cây trồng này sẽ phát triển tốt trong một môi trường khắc nghiệt cụ thể, các nhà khoa học có thể gán cho cây trồng này có những khả năng đề kháng theo ý muốn. Tất cả cây con của cây trồng này cũng sẽ thích nghi phát triển tốt. Giá thành của việc sản xuất ra cây giống con tốt hơn sẽ được giảm đáng kể. Điều này sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho các nước đang phát triển, vốn cần một nguồn cung cấp thực phẩm lớn trong điều kiện môi trường khí hậu khắc nghiệt. Trình tự cô lập chuỗi DNA không chỉ giúp cây trồng sống sót, mà còn có thể giúp các vùng nông thôn khởi sắc. | ||
Hồ Duy Bình (Theo Innovations-report) |
Xem cây “ăn thịt” chim sẻ
Cây nắp ấm đã giết chết và “ăn thịt” một con chim sẻ ngô màu xanh tại một khu vườn ở Somerset, nước Anh. Nigel Hewitt-Cooper, người trông nom khu vườn ở phía Tây Pennard đã phát hiện những cây nắp ấm bắt một con chim trong khu vườn nhiệt đới của mình. Ông Hewitt-Cooper và những người bạn chuyên nghiên cứu về các loài cây đặc biệt cho biết, những cây bắt mồi lớn có thể bắt cả chuột, ếch, rắn, thằn lằn…nhưng phát hiện thấy chim bị chúng bắt là điều khác thường trong tự nhiên. Đây có lẽ là lần thứ 2 chim bị cây ăn thịt. Trường hợp khác đã xảy ra ở Đức một vài năm về trước trong trường hợp nghiên cứu chứ không phải ở thiên nhiên hoang dã. Nguyên nhân có thể là do con chim mải tìm côn trùng và chui quá sâu vào lá cây nắp ấm, khiến nó không thể thoát được. Ông Hewitt-Cooper đã trồng cây bắt mồi để bẫy ruồi venus và sundews trong suốt 30 năm, và đã giành được nhiều huy chương vàng tại cuộc thi Hoa ở Chelsea. |
Theo BBC, Đất Việt |
Hàn Quốc tạo thành công chó phát sáng
Các nhà khoa học Hàn Quốc mới đây tuyên bố đã tạo được một con chó phát sáng nhờ một kỹ thuật nhân bản vô tính, có thể giúp tìm ra các phương pháp chữa trị cho những căn bệnh của con người như Alzheimer và Parkinson. "Nàng" chó biến đổi gen Tegon cùng các các con tại Đại học quốc gia Seoul (SNU). Ảnh: Reuters. Một nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học quốc gia Seoul (SNU) cho biết, "nàng" chó săn biến đổi gen có tên Tegon, ra đời năm 2009, sẽ phát sáng huỳnh quang màu xanh lá cây dưới ánh sáng cực tím nếu được cho dùng thuốc kháng sinh doxycycline. Sau khi hoàn thành cuộc thử nghiệm kéo dài 2 năm, các nhà nghiên cứu tuyên bố, khả năng phát sáng của Tegon có thể được "bật" hoặc "tắt" bằng cách cho thêm một loại thuốc vào thức ăn của nó. Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời trưởng nhóm nghiên cứu Lee Byeong-chun nói: "Việc tạo ra chó Tegon mang đến những triển vọng mới, vì gen biến đổi để khiến chó phát sáng có thể được thay thế bằng các gen gây ra những căn bệnh hiểm nghèo cho con người". Một chân của Tegon trong điều kiện ánh sáng bình thường và phát sáng huỳnh quang màu xanh lá cây dưới ánh sáng cực tím. Ảnh: Reuters. Các nhà khoa học lý giải rằng, do con người và chó cùng có chung 268 loại bệnh giống nhau nên việc tạo ra các con chó biểu hiện những bệnh lý như vậy một cách nhân tạo có thể giúp hỗ trợ các phương pháp chữa trị bệnh ảnh hưởng đến con người. Theo ông Lee, "nàng" chó Tegon được tạo ra bằng cách sử dụng công nghệ chuyển nhân tế bào sinh dưỡng mà nhóm nghiên cứu đã sử dụng để cho ra đời con chó nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới (được đặt tên là Snuppy) vào năm 2005. Khám phá mới nhất của các nhà khoa học SNU được công bố sau 4 năm nghiên cứu với chi phí gần 3,2 tỉ Won (khoảng 3 triệu USD) dành cho việc tạo ra con chó biến đổi gen cũng như thực hiện các cuộc kiểm nghiệm cần thiết. |
Theo Vietnamnet |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)