Công nghệ chuyển gen ở Động vật - Thực Vật
Nhãn:
Bài giảng-Giáo trình,
Di truyền phân tử,
Ebook Công nghệ sinh học
·
Người đăng:
Đỗ Minh Đức
vào lúc
18:07
Chương 1 Các vector sử dụng trong công nghệ.
Chương 2 Các phương pháp chuyển gen.
Chương 3 Các phương pháp xác định sự hiện diện và biểu hiện của gen ngoại lai
Chương 4 Công nghệ chuyển gen ở động vật
Chương 5 Công nghệ chuyển gen ở Thực vật
Mục đích của công tác chọn giống và nhân giống là cải tiến tiềm năng di truyền của cây trồng, vật nuôi...nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Trong công tác cải tạo giống cổ truyền chủ yếu sử dụng phương pháp lai tạo và chọn lọc để cải tạo nguồn gen của sinh vật. Tuy nhiên, do quá trình lai tạo tự nhiên, con lai thu được qua lai tạo và chọn lọc vẫn còn mang luôn cả các gen không mong muốn do tổ hợp hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của giao tử đực và giao tử cái. Một hạn chế nữa là việc lai tạo tự nhiên chỉ thực hiện được giữa các cá thể trong loài. Lai xa, lai khác loài gặp nhiều khó khăn, con lai thường bất thụ do sai khác nhau về bộ nhiễm sắc thể cả về số lượng lẫn hình thái giữa bố và mẹ, do cấu tạo cơ quan sinh dục, tập tính sinh học... giữa các loài không phù hợp với nhau. Gần đây, nhờ những thành tựu trong lĩnh vực DNA tái tổ hợp, công nghệ chuyển gen ra đời đã cho phép khắc phục những trở ngại nói trên. Nó cho phép chỉ đưa những gen mong muốn vào động vật, thực vật...để tạo ra những giống vật nuôi, cây trồng mới..., kể cả việc đưa gen từ giống này sang giống khác, đưa gen của loài này vào loài khác.
Bằng kỹ thuật tiên tiến nêu trên của công nghệ sinh học hiện đại, vào năm 1982 Palmiter và cộng sự đã chuyển được gen hormone sinh trưởng của chuột cống vào chuột nhắt, tạo ra được chuột nhắt “khổng lồ“. Từ đó đến nay hàng loạt động vật nuôi chuyển gen đã được tạo ra như thỏ, lợn, cừu, dê, bò, gà, cá ...Trong hướng này các nhà nghiên cứu tập trung vào những mục tiêu: tạo ra động vật chuyên sản xuất protein quí phục vụ y học; tạo ra động vật có sức chống chịu tốt (chống chịu bệnh tật, sự thay đổi của điều kiện môi trường...); tạo ra các vật nuôi có tốc độ lớn nhanh, hiệu suất sử dụng thức ăn cao, cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt. Ðộng vật chuyển gen còn được sử dụng làm mô hình thí nghiệm nghiên cứu các bệnh ở người để nhanh chóng tìm ra các giải pháp chẩn đoán và điều trị các bệnh hiểm nghèo như ung thư, AIDS, thần kinh, tim mạch...
Những bước phát triển của công nghệ chuyển gen vào thực vật bắt nguồn từ những thành công của công nghệ chuyển gen vào động vật. Kể từ năm 1984, là lúc người ta bắt đầu tạo được cây trồng chuyển gen và đến nay đã có những bước tiến lớn. Nhiều cây trồng quan trọng chuyển gen ra đời như lúa, ngô, lúa mì, đậu tương, bông, khoai tây, cà chua, cải dầu, đậu Hà Lan, bắp cải...Các gen được chuyển là gen kháng vi sinh vật, virus gây bệnh, kháng côn trùng phá hại, gen cải tiến protein hạt, gen có khả năng sản xuất những loại protein mới, gen chịu hạn, gen bất thụ đực, gen kháng thuốc diệt cỏ...
Triển vọng của công nghệ chuyển gen là rất lớn, cho phép tạo ra các giống vật nuôi, cây trồng... mang những đặc tính di truyền hoàn toàn mới, có lợi cho con người mà trong chọn giống thông thường phải trông chờ vào đột biến tự nhiên, không thể luôn luôn có được. Ðối với sự phát triển của công nghệ sinh học trong thế kỷ XXI thì công nghệ chuyển gen sẽ có một vị trí đặc biệt quan trọng. Có thể nói công nghệ chuyển gen là một hướng công nghệ cao của công nghệ sinh học hiện đại phục vụ sản xuất và đời sống.
Links download: http://upfile.vn/5cuj
Pass: blogsinhhoc
Lần đầu tiên nhân bản phôi người
Các nhà khoa học Mỹ tuyên bố họ đã sử dụng kỹ thuật nhân bản để tạo ra những phôi thai người, một thành tựu vô cùng quan trọng đối với y học.
Kỹ thuật mà nhóm nghiên cứu áp dụng – chuyển nhân của tế bào thể (tế bào xôma) - cũng chính là kỹ thuật đã tạo ra con cừu nhân bản vô tính đầu tiên vào năm 1996. Họ lấy các tế bào da trên cơ thể một người trưởng thành rồi đặt nhân của tế bào vào bên trong trứng mà họ đã bỏ nhân. Sau đó họ dùng điện để kích thích trứng phát triển thành phôi thai.
Phôi thai người là nguồn cung cấp tế bào mầm cho giới khoa học. Ảnh: davidson.edu. |
“Chúng tôi đã lấy tế bào gốc trên phôi thai và kiểm tra. Kết quả cho thấy những tế bào gốc đó có thể biến thành mọi loại tế bào – như tế bào thần kinh, tế bào gan và tế bào tim”, Mitalipov thông báo.
Tế bào gốc, hay tế bào mầm, có khả năng phát triển thành những loại tế bào khác. Với khả năng ấy, tế bào gốc là một trong những niềm hy vọng lớn lao nhất của giới y học. Nó có thể giúp con người phục hồi những tổn thương ở tim hoặc dây thần kinh cột sống. Hiện nay nhiều cơ sở nghiên cứu đang thử nghiệm liệu pháp phục hồi thị lực cho người mù bằng tế bào gốc.
Hiện nay giới khoa học lấy tế bào gốc từ phôi thai người. Tuy nhiên, một bộ phận học giả và dư luận phản đối việc khai thác tế bào gốc từ phôi thai vì cho rằng đó là hành động vô đạo đức. Vì thế, trong nhiều năm qua, các nhà khoa học đã cố gắng tìm kiếm những giải pháp để tạo ra nguồn cung cấp tế bào mầm khác để thay thế phôi thai.
Tế bào gốc, hay tế bào mầm, có khả năng phát triển thành những loại tế bào khác. Với khả năng ấy, tế bào gốc là một trong những niềm hy vọng lớn lao nhất của giới y học. Nó có thể giúp con người phục hồi những tổn thương ở tim hoặc dây thần kinh cột sống. Hiện nay nhiều cơ sở nghiên cứu đang thử nghiệm liệu pháp phục hồi thị lực cho người mù bằng tế bào gốc.
Hiện nay giới khoa học lấy tế bào gốc từ phôi thai người. Tuy nhiên, một bộ phận học giả và dư luận phản đối việc khai thác tế bào gốc từ phôi thai vì cho rằng đó là hành động vô đạo đức. Vì thế, trong nhiều năm qua, các nhà khoa học đã cố gắng tìm kiếm những giải pháp để tạo ra nguồn cung cấp tế bào mầm khác để thay thế phôi thai.
Giáo trình Sinh học phân tử
Nhãn:
Bài giảng-Giáo trình,
Ebook sinh học,
Sách sinh học,
Sinh học phân tử
·
Người đăng:
Đỗ Minh Đức
vào lúc
01:17
Chương 1 Các đại phân tử sinh học
Chương 2 Cấu trúc genome
Chương 3 Cấu trúc và chức năng của gen
Chương 4 Tái bản DNA
Chương 5 Phiên mã
Chương 6 Dịch mã
Chương 7 Sửa chữa và bảo vệ DNA
Chương 8 Điều hòa biểu hiện gen
Chương 9 Công nghệ di truyền
Download Giáo trình Sinh học phân tử: Pass: blogsinhhoc
http://www.mediafire.com/download/iyg82ya87vurcxu/Sinh_hoc_phan_tu.rar
Links dự phòng
http://upfile.vn/5cd5
http://www.mediafire.com/download/iyg82ya87vurcxu/Sinh_hoc_phan_tu.rar
Links dự phòng
http://upfile.vn/5cd5
"Nucleic acid, vật chất mang thông tin di truyền của các hệ thống sống, là một polymer hình thành từ các monomer là nucleotide. Mỗi nucleotidee gồm 3 thành phần: nhóm phosphate, đường pentose (đường 5 carbon) và một base nitơ. Các base nitơ thuộc hai nhóm: các purine gồm adenine và guanine, các pyrimidine gồm thymine, cytosine và uracil. Các nucleotide được nối với nhau bằng liên kết phosphodiester tạo thành chuỗi dài.
Nucleic acid gồm hai loại phân tử có cấu tạo rất giống nhau là desoxyribonucleic acid (DNA) và ribonucleic acid (RNA).
..."
"Genome chứa toàn bộ thông tin di truyền và các chương trình cần thiết cho cơ thể hoạt động. Ở các sinh vật nhân thật (eukaryote), 99% genome nằm trong nhân tế bào và phần còn lại nằm trong một số cơ quan tử như ty thể và lạp thể. Đa số genome vi khuẩn và phần genome chứa trong các cơ quan tử thường có kích thước nhỏ và ở dạng vòng khép kín. Ngược lại, phần genome trong nhân thường rất lớn và phân bố trên các nhiễm sắc thể dạng thẳng.
..."
"Cuối những năm 1970, việc phát hiện ra gen gián đoạn ở sinh vật eukaryote cho thấy có những đoạn DNA không mã hóa cho các amino acid trên phân tử protein. Vì thế, khái niệm về gen lại được chỉnh lý một lần nữa: “Gen là một đoạn DNA đảm bảo cho việc tạo ra một polypeptide, nó bao gồm cả phần phía trước (vùng 5’-không dịch mã) và phía sau (vùng 3’-không dịch mã) của vùng mã hóa cho protein, và bao gồm cả những đoạn không mã hóa (intron) xen giữa các đoạn mã hóa (exon)”.
Hiện nay, có thể định nghĩa gen một cách tổng quát như sau: “Gen là đơn vị chức năng cơ sở của bộ máy di truyền chiếm một locus nhất định trên nhiễm sắc thể và xác định một tính trạng nhất định. Các gen là những đoạn vật chất di truyền mã hóa cho những sản phẩm riêng lẻ như các RNA được sử dụng trực tiếp cho tổng hợp các enzyme, các protein cấu trúc hay các chuỗi polypeptide để gắn lại tạo ra protein có hoạt tính sinh học.
..."
"Đặc điểm cơ bản của sự tái bản đó là tái bản theo phương thức bán bảo thủ (semiconservative replication). Tái bản bán bảo thủ nghĩa là trong hai chuỗi của tất cả các phân tử DNA bao giờ cũng có:
- Một chuỗi của DNA cũ (từ một trong hai chuỗi của DNA mẹ).
- Một chuỗi của DNA mới (mới được tổng hợp).
Mỗi một lần tái bản đều có sự tách rời của hai chuỗi của DNA mẹ, đồng thời mỗi chuỗi mẹ tiến hành sao chép để cho một chuỗi con, chuỗi này sau đó lại kết hợp với chuỗi mẹ.
Vị trí mở xoắn kép và tổng hợp DNA mới cùng một lúc trên DNA gọi là chạc ba tái bản (replication fork) do cấu trúc của vùng tái bản có hình chữ Y. Sự tổng hợp DNA mới gắn liền với việc mở xoắn DNA cũ.
..."
"Phiên mã là quá trình tổng hợp RNA từ khuôn mẫu DNA. Quá trình này về phương diện hóa học và enzyme rất giống với quá trình tái bản DNA. Cả hai đều liên quan đến các enzyme tổng hợp một chuỗi nucleic acid mới bổ sung với khuôn mẫu DNA. Tất nhiên, hai quá trình này có những khác biệt quan trọng, mà đáng chú ý nhất là chuỗi mới trong quá trình phiên mã được tạo thành từ các ribonucleotide thay vì các deoxyribonucleotide. Các nguyên tắc cơ bản của quá trình này được thiết lập dựa vào nghiên cứu trên prokaryote (E. coli) nhưng dường như các nguyên tắc này cũng có tính phổ biến cho cả eukaryote. Tuy nhiên, do sự khác biệt về cấu trúc genome và hệ thống enzyme nên sự phiên mã ở prokaryote và eukaryote cũng có những khác biệt nhất định.
..."
"Dịch mã là quá trình các thông tin di truyền chứa trong các trình tự nucleotide của mRNA được sử dụng để tạo ra các chuỗi amino acid trong protein. Sự tổng hợp một protein riêng lẽ đòi hỏi sự tham gia của hơn 100 protein và RNA. Bộ máy dịch mã bao gồm bốn thành phần quan trọng là mRNA, tRNA, aminoacyl tRNA synthetase và ribosome. Các mRNA là khuôn mẫu cho quá trình dịch mã. Dịch mã là một trong những quá trình có tính bảo thủ cao và chiếm nhiều năng lượng của tế bào. Tuy nhiên, do cấu trúc khác nhau giữa mRNA của prokaryote và eukaryote nên quá trình dịch mã của chúng cũng có những điểm khác biệt quan trọng.
..."
"Trên phân tử DNA có thể xuất hiện nhiều biến đổi do sai hỏng trong quá trình trao đổi chất, do các tác nhân gây đột biến vật lý và hóa học của môi trường. Tuy nhiên, genome luôn có độ ổn định cao nhờ các cơ chế sửa chữa và bảo vệ DNA. DNA là phân tử duy nhất, mà khi biến đổi hay bị phá hỏng vẫn có khả năng được sửa chữa nhờ tế bào. Các cơ chế sửa sai rất đa dạng và có hiệu quả cao. Ba quá trình bao gồm sửa sai, tái bản và tái tổ hợp DNA liên quan chặt chẽ với nhau. Đây cũng là một minh chứng về sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều cơ chế di truyền với nhau.
..."
"Như chúng ta đã biết ba quá trình thiết yếu cho sự tồn tại của tế bào là tái bản, phiên mã và dịch mã. Tuy nhiên, tế bào không thể tồn tại độc lập với môi trường chung quanh. Như vậy, sẽ nảy sinh một vấn đề quan trọng: tế bào sẽ điều chỉnh hoạt động của mình như thế nào cho phù hợp với các biến đổi của môi trường bên ngoài để có thể tồn tại thích ứng? Chương này sẽ đề cập đến các phương thức điều chỉnh đó, tức là các cơ chế điều hòa sự biểu hiện của gen ở các sinh vật prokaryote và eukaryote.
Sự biểu hiện của các gen chịu sự kiểm soát của các cơ chế điều hòa. Các cơ chế này giữ vai trò rất quan trọng cho các hoạt động sống, đáp lại những biến đổi của môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. Sự biểu hiện của khác nhau ở prokaryote và eukaryote. Việc điều hòa được thực hiện ở nhiều mức độ khác nhau và liên quan đến từng giai đoạn phát triển. Theo quan niệm về operon, các gen điều hòa (regulatory gen) giữ vai trò quan trọng trong việc đóng và mở các gen cấu trúc (structural gen) để có biểu hiện tổng hợp protein đúng lúc, đúng nơi theo nhu cầu cụ thể của tế bào.
..."
"Vào năm 1973, một nhóm các nhà khoa học đã tạo ra cơ thể sinh vật đầu tiên với các phân tử DNA tái tổ hợp. Cohen (ĐH Stanford, Mỹ) và Boyer (ĐH California, Mỹ) cùng các cộng sự đã đưa được một đoạn DNA từ một plasmid này vào một plasmid khác, tạo ra một plasmid hoàn toàn mới, phân tử tái tổ hợp. Sau đó, họ đưa plasmid tái tổ hợp vào trong các tế bào E. coli, trong một thời gian ngắn, họ đã dùng các phương pháp giống nhau để gắn các gen từ hai loại vi khuẩn khác nhau, cũng như để chuyển các gen từ ếch vào vi khuẩn. Các thí nghiệm này đã đánh dấu một cuộc cách mạng vô cùng quan trọng trong lịch sử nghiên cứu khoa học của nhân loại.
Công nghệ DNA tái tổ hợp là một tập hợp các kỹ thuật phân tử để định vị, phân lập, biến đổi và nghiên cứu các đoạn DNA. Thuật ngữ tái tổ hợp được dùng thường xuyên do mục tiêu của nó là phối hợp DNA từ hai nguồn xa nhau. Ví dụ: các gen từ hai nguồn vi khuẩn khác nhau có thể được liên kết lại, hoặc một gen người có thể được đưa vào nhiễm sắc thể vi khuẩn. Công nghệ DNA tái tổ hợp (thường được gọi là công nghệ di truyền) hiện nay bao gồm một mạng lưới các kỹ thuật phân tử được dùng để phân tích, biến đổi và tái tổ hợp hầu như mọi trình tự DNA.
..."
Ngoài các chương nêu trên, giáo trình còn có phần tài liệu tham khảo, giúp các bạn tìm kiếm các tài liệu liên quan. Chúc các bạn học tốt!
Nucleic acid gồm hai loại phân tử có cấu tạo rất giống nhau là desoxyribonucleic acid (DNA) và ribonucleic acid (RNA).
..."
"Genome chứa toàn bộ thông tin di truyền và các chương trình cần thiết cho cơ thể hoạt động. Ở các sinh vật nhân thật (eukaryote), 99% genome nằm trong nhân tế bào và phần còn lại nằm trong một số cơ quan tử như ty thể và lạp thể. Đa số genome vi khuẩn và phần genome chứa trong các cơ quan tử thường có kích thước nhỏ và ở dạng vòng khép kín. Ngược lại, phần genome trong nhân thường rất lớn và phân bố trên các nhiễm sắc thể dạng thẳng.
..."
"Cuối những năm 1970, việc phát hiện ra gen gián đoạn ở sinh vật eukaryote cho thấy có những đoạn DNA không mã hóa cho các amino acid trên phân tử protein. Vì thế, khái niệm về gen lại được chỉnh lý một lần nữa: “Gen là một đoạn DNA đảm bảo cho việc tạo ra một polypeptide, nó bao gồm cả phần phía trước (vùng 5’-không dịch mã) và phía sau (vùng 3’-không dịch mã) của vùng mã hóa cho protein, và bao gồm cả những đoạn không mã hóa (intron) xen giữa các đoạn mã hóa (exon)”.
Hiện nay, có thể định nghĩa gen một cách tổng quát như sau: “Gen là đơn vị chức năng cơ sở của bộ máy di truyền chiếm một locus nhất định trên nhiễm sắc thể và xác định một tính trạng nhất định. Các gen là những đoạn vật chất di truyền mã hóa cho những sản phẩm riêng lẻ như các RNA được sử dụng trực tiếp cho tổng hợp các enzyme, các protein cấu trúc hay các chuỗi polypeptide để gắn lại tạo ra protein có hoạt tính sinh học.
..."
"Đặc điểm cơ bản của sự tái bản đó là tái bản theo phương thức bán bảo thủ (semiconservative replication). Tái bản bán bảo thủ nghĩa là trong hai chuỗi của tất cả các phân tử DNA bao giờ cũng có:
- Một chuỗi của DNA cũ (từ một trong hai chuỗi của DNA mẹ).
- Một chuỗi của DNA mới (mới được tổng hợp).
Mỗi một lần tái bản đều có sự tách rời của hai chuỗi của DNA mẹ, đồng thời mỗi chuỗi mẹ tiến hành sao chép để cho một chuỗi con, chuỗi này sau đó lại kết hợp với chuỗi mẹ.
Vị trí mở xoắn kép và tổng hợp DNA mới cùng một lúc trên DNA gọi là chạc ba tái bản (replication fork) do cấu trúc của vùng tái bản có hình chữ Y. Sự tổng hợp DNA mới gắn liền với việc mở xoắn DNA cũ.
..."
"Phiên mã là quá trình tổng hợp RNA từ khuôn mẫu DNA. Quá trình này về phương diện hóa học và enzyme rất giống với quá trình tái bản DNA. Cả hai đều liên quan đến các enzyme tổng hợp một chuỗi nucleic acid mới bổ sung với khuôn mẫu DNA. Tất nhiên, hai quá trình này có những khác biệt quan trọng, mà đáng chú ý nhất là chuỗi mới trong quá trình phiên mã được tạo thành từ các ribonucleotide thay vì các deoxyribonucleotide. Các nguyên tắc cơ bản của quá trình này được thiết lập dựa vào nghiên cứu trên prokaryote (E. coli) nhưng dường như các nguyên tắc này cũng có tính phổ biến cho cả eukaryote. Tuy nhiên, do sự khác biệt về cấu trúc genome và hệ thống enzyme nên sự phiên mã ở prokaryote và eukaryote cũng có những khác biệt nhất định.
..."
"Dịch mã là quá trình các thông tin di truyền chứa trong các trình tự nucleotide của mRNA được sử dụng để tạo ra các chuỗi amino acid trong protein. Sự tổng hợp một protein riêng lẽ đòi hỏi sự tham gia của hơn 100 protein và RNA. Bộ máy dịch mã bao gồm bốn thành phần quan trọng là mRNA, tRNA, aminoacyl tRNA synthetase và ribosome. Các mRNA là khuôn mẫu cho quá trình dịch mã. Dịch mã là một trong những quá trình có tính bảo thủ cao và chiếm nhiều năng lượng của tế bào. Tuy nhiên, do cấu trúc khác nhau giữa mRNA của prokaryote và eukaryote nên quá trình dịch mã của chúng cũng có những điểm khác biệt quan trọng.
..."
"Trên phân tử DNA có thể xuất hiện nhiều biến đổi do sai hỏng trong quá trình trao đổi chất, do các tác nhân gây đột biến vật lý và hóa học của môi trường. Tuy nhiên, genome luôn có độ ổn định cao nhờ các cơ chế sửa chữa và bảo vệ DNA. DNA là phân tử duy nhất, mà khi biến đổi hay bị phá hỏng vẫn có khả năng được sửa chữa nhờ tế bào. Các cơ chế sửa sai rất đa dạng và có hiệu quả cao. Ba quá trình bao gồm sửa sai, tái bản và tái tổ hợp DNA liên quan chặt chẽ với nhau. Đây cũng là một minh chứng về sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều cơ chế di truyền với nhau.
..."
"Như chúng ta đã biết ba quá trình thiết yếu cho sự tồn tại của tế bào là tái bản, phiên mã và dịch mã. Tuy nhiên, tế bào không thể tồn tại độc lập với môi trường chung quanh. Như vậy, sẽ nảy sinh một vấn đề quan trọng: tế bào sẽ điều chỉnh hoạt động của mình như thế nào cho phù hợp với các biến đổi của môi trường bên ngoài để có thể tồn tại thích ứng? Chương này sẽ đề cập đến các phương thức điều chỉnh đó, tức là các cơ chế điều hòa sự biểu hiện của gen ở các sinh vật prokaryote và eukaryote.
Sự biểu hiện của các gen chịu sự kiểm soát của các cơ chế điều hòa. Các cơ chế này giữ vai trò rất quan trọng cho các hoạt động sống, đáp lại những biến đổi của môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. Sự biểu hiện của khác nhau ở prokaryote và eukaryote. Việc điều hòa được thực hiện ở nhiều mức độ khác nhau và liên quan đến từng giai đoạn phát triển. Theo quan niệm về operon, các gen điều hòa (regulatory gen) giữ vai trò quan trọng trong việc đóng và mở các gen cấu trúc (structural gen) để có biểu hiện tổng hợp protein đúng lúc, đúng nơi theo nhu cầu cụ thể của tế bào.
..."
"Vào năm 1973, một nhóm các nhà khoa học đã tạo ra cơ thể sinh vật đầu tiên với các phân tử DNA tái tổ hợp. Cohen (ĐH Stanford, Mỹ) và Boyer (ĐH California, Mỹ) cùng các cộng sự đã đưa được một đoạn DNA từ một plasmid này vào một plasmid khác, tạo ra một plasmid hoàn toàn mới, phân tử tái tổ hợp. Sau đó, họ đưa plasmid tái tổ hợp vào trong các tế bào E. coli, trong một thời gian ngắn, họ đã dùng các phương pháp giống nhau để gắn các gen từ hai loại vi khuẩn khác nhau, cũng như để chuyển các gen từ ếch vào vi khuẩn. Các thí nghiệm này đã đánh dấu một cuộc cách mạng vô cùng quan trọng trong lịch sử nghiên cứu khoa học của nhân loại.
Công nghệ DNA tái tổ hợp là một tập hợp các kỹ thuật phân tử để định vị, phân lập, biến đổi và nghiên cứu các đoạn DNA. Thuật ngữ tái tổ hợp được dùng thường xuyên do mục tiêu của nó là phối hợp DNA từ hai nguồn xa nhau. Ví dụ: các gen từ hai nguồn vi khuẩn khác nhau có thể được liên kết lại, hoặc một gen người có thể được đưa vào nhiễm sắc thể vi khuẩn. Công nghệ DNA tái tổ hợp (thường được gọi là công nghệ di truyền) hiện nay bao gồm một mạng lưới các kỹ thuật phân tử được dùng để phân tích, biến đổi và tái tổ hợp hầu như mọi trình tự DNA.
..."
Ngoài các chương nêu trên, giáo trình còn có phần tài liệu tham khảo, giúp các bạn tìm kiếm các tài liệu liên quan. Chúc các bạn học tốt!
Con người có thể tái sinh chân, tay đã mất
Một phát hiện mới của các nhà khoa học trong cơ thể kỳ giông có thể giúp con người tìm ra liệu pháp phục hồi những chân, tay cụt. Nếu chân hay dây thần kinh cột sống của kỳ giông đứt, chúng có thể phục hồi nhờ khả năng đặc biệt của hệ miễn dịch. Thậm chí chúng còn có thể phục hồi các mô não hay mô tim. Phát hiện của các nhà khoa học tại Đại học Monash mang đến hy vọng cho những người mất chân, tay. (Ảnh: nydailynews.com) "Phát hiện của chúng tôi giúp giới khoa học hiểu rõ hơn những điều kiện cần thiết cho việc tái tạo bộ phận cơ thể. Chúng ta có thể kiểm soát quá trình ấy và thậm chí có thể đưa nó vào cơ thể người", tiến sĩ James Godwin, trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu. Ngoài ra, theo Godwin, việc nghiên cứu khả năng tái sinh của kỳ giông có thể giúp các nhà khoa học tìm ra những liệu pháp mới để điều trị bệnh tim, bệnh thận, tổn thương dây thần kinh và nhiều bệnh khác. Một số nghiên cứu trước đây cho thấy nhiều loài động vật có khả năng phục hồi các chi bị đứt. Nhưng dần dần khả năng ấy biến mất trong quá trình tiến hóa. "Rất có thể khả năng tái sinh vẫn ẩn nấp trong cơ thể người. Chúng tôi hy vọng các nhà khoa học sẽ đánh thức khả năng ấy. Họ cần biết chính xác quá trình tái sinh trong cơ thể kỳ giông để có thể tạo ra những liệu pháp tái sinh dành cho người", Godwin bình luận. |
Theo VNE |
Ba Lan thực hiện thành công ca ghép mặt đầu tiên
Ngày 22/5, Trung tâm ung thư và Viện nghiên cứu ung thư Ba Lan thông báo các bác sỹ nước này vừa thực hiện ca ghép mặt cho một bệnh nhân bị tai nạn lao động mất gần như toàn bộ khuôn mặt. Đây là ca ghép mặt đầu tiên ở Ba Lan, đồng thời là ca ghép mặt cứu mạng sống đầu tiên trên thế giới. Các bác sỹ đã tìm cách ghép lại phần mặt bị cắt đứt cho nạn nhân nhưng không thành, chỉ có thể duy trì khả năng nhìn và một phần khuôn mặt cho nạn nhân này. Tính mạng của nạn nhân bị đe dọa do vết thương quá rộng và sâu. Sau đó 2 tuần, các bác sỹ may mắn tìm được một nam thanh niên cũng ở độ tuổi 30 tình nguyện hiến tặng khuôn mặt của mình. Với sự đồng thuận của bệnh nhân bị cắt mặt và gia đình anh này, các bác sỹ đã tiến hành ghép mặt cho bệnh nhân trong ca phẫu thuật kéo dài 17 giờ ngày 15/5 vừa qua. Hiện tại, bệnh nhân vẫn đang trong tình trạng nguy kịch do cuộc phẫu thuật kéo dài, song đã có thể tự thở và giao tiếp bằng đầu và tay. Các bác sỹ cho biết bệnh nhân sẽ ăn, thở, và nhìn được nhưng phải mất 8 tháng nữa mới khôi phục được hoàn toàn cơ vận động trên vùng mặt. Năm 2005, các bác sỹ Pháp đã tiến hành ca ghép mặt đầu tiên trên thế giới, cho một phụ nữ 38 tuổi bị chó đớp mất một phần khuôn mặt. Kể từ đó đã có 20 ca khác được ghép mặt trên toàn thế giới, trong đó có Bỉ, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ. |
Theo Vietnam+ |
Kỹ thuật IVF mới giúp tăng gấp 3 lần cơ hội sinh con
Tin vui lớn cho những phụ nữ đang gặp khó khăn trong việc mang thai và sinh nở: các nhà khoa học Anh đã tìm ra một kỹ thuật mới thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) có thể giúp tăng gấp ba lần cơ hội có em bé so với kỹ thuật IVF hiện nay.
Phóng viên tại Ottawa dẫn kết quả nghiên cứu đăng trên báo Bưu điện quốc gia (Canada) ngày 18/5 cho biết một kỹ thuật mới về thụ tinh trong ống nghiệm có thể giúp các cặp vợ chồng đang gặp khó khăn trong việc có con. Kỹ thuật mới sử dụng biện pháp "time-lapse imaging" để có hàng nghìn bức ảnh của các phôi đang phát triển và xác định chính xác những người ít có khả năng hấp thụ các nhiễm sắc thể bất thường, sau đó mới thực hiện cấy phôi. Thử nghiệm kỹ thuật này tại 4 bệnh viện lớn ở Anh, tỷ lệ thành công đã tăng lên rõ rệt, số ca thành công tăng từ 25% với phương pháp IVF thông thường hiện nay lên 75%. Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Simon Fishel cho biết, đây là một trong những bước đột phá quan trọng trong ít nhất 35 năm qua, đặc biệt có giá trị đối với những bệnh nhân lâu nay đã cố gắng có được một đứa con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Và kỹ thuật này cũng có thể mang lại hy vọng cho cả những phụ nữ lớn tuổi. |
Theo Vietnam+ |
Bí quyết nhận diện nông sản Trung Quốc
Bí quyết nhận diện nông sản Trung Quốc
Hóa sinh công nghiệp – Lê Ngọc Tú
Cuốn sách Hóa Sinh Công Nghiệp này được biên soạn không những làm tài liệu học tập cho sinh viên các ngành công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học và công nghệ hóa học mà còn có thể làm tài liệu tham khảo cho các kỹ sư, học viên cao học, cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý có liên quan đến việc chế tác và xử lý nguồn nguyên liệu sinh học này.
1 - Cấu trúc và các tính chất của enzim tan và không tan. Các phản ứng enzim có quan hệ đến cấu trúc, trạng thái, màu sắc và chất lượng của các sản phẩm.
2 - Cấu trúc, tính chất công nghệ cũng như khả năng chuyển hóa của các chất trong điều kiện tự nhiên cũng như trong các quá trình công nghệ.
3 - Cơ sở hóa sinh của một số quá trình công nghệ tiêu biểu như quá trình bảo quản, quá trình khai thác, làm giàu và quá trình chế biến.
Cuốn sách sẽ đáp ứng được nhu cầu học tập và tham khảo của tất cả bạn đọc quan tâm. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Hóa sinh công nghiệp – Lê Ngọc Tú
Nguồn Gốc Các Loài - Charles Darwin
Cuốn sách này là kết quả của những quan sát của Darwin trong chuyến đi gần 5 năm, từ 1831 đến 1836, trên con tàu biển Beagle vòng quanh thế giới, cùng với những suy tư và nghiên cứu của ông trong hai mươi năm sau đó, trong đó ông đặt vấn đề có tính quyết định về biến đổi luận hay sự tiến hóa. Sách của ông đã được xuất bản nhiều lần, sửa đổi, liên tục cập nhật cho đến khi ông mất.
Darwin đã đi đến quan niệm rằng các loài không phải là những thực thể bất biến từ các sáng tạo riêng biệt, mà biến đổi dần từ loài này sang loài khác, và như vậy toàn bộ giới sinh vật đã tiến hóa. Cơ sở của nó là có sự đấu tranh sinh tồn (struggle for life) giữa các cá thể ở từng loài, loại bỏ nhiều cá thể trong đó và dẫn tới sự sống sót của dạng thích nghi nhất (survival of the fittest). Sự chọn lọc này bắt nguồn từ các đặc điểm có thuận lợi hay không của các cá thể khác nhau. Đó là sự chọn lọc diễn ra tự động trong tự nhiên, hay chọn lọc tự nhiên (natural selection). Qua tích lũy, các biến đổi được chọn lọc tự nhiên giữ lại, dần dần biến đổi loài, và từ đó, giới sinh vật dần dần có dạng như hiện nay.
Nguồn gốc các loài (1859) đã có một tiếng vang lớn và khơi ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi, không những ở nước Anh - tổ quốc của Darwin, mà cả ở nhiều nước khác trên thế giới, do việc áp dụng nó một cách tự nhiên vào nguồn gốc loài người. Thuyết tiến hóa của Darwin đã được đại bộ phận giới sinh học công nhận, về cả nguyên lý và các sự kiện, dù ngày càng được bổ sung và phát triển cho đến nay. Nhưng số người chống đối nó cũng không ít, không chỉ khi Darwin còn sống, mà còn kéo dài cho tới bây giờ.
NGUÔN GỐC CÁC LOÀI – Charles Darwin
Nguồn gốc các loài là tên rút gọn của cuốn sách Về nguồn gốc các loài qua con đường chọn lọc tự nhiên, hay sự bảo tồn những chủng ưu thế trong đấu tranh sinh tồn (On the origin of species by means of natural selection, or the preservation of favoured races in the struggle for life) của Charles Darwin, xuất bản năm 1859. Hiếm có cuốn sách khoa học nào mà 1250 bản in lần đầu được bán hết trong vòng một ngày! Hiếm có tác phẩm khoa học nào chỉ trong một thời gian ngắn đã làm “rung chuyển” cả thế giới!
Cuốn sách này là kết quả của những quan sát của Darwin trong chuyến đi gần 5 năm, từ 1831 đến 1836, trên con tàu biển Beagle vòng quanh thế giới, cùng với những suy tư và nghiên cứu của ông trong hai mươi năm sau đó, trong đó ông đặt vấn đề có tính quyết định về biến đổi luận hay sự tiến hóa. Sách của ông đã được xuất bản nhiều lần, sửa đổi, liên tục cập nhật cho đến khi ông mất.
Darwin đã đi đến quan niệm rằng các loài không phải là những thực thể bất biến từ các sáng tạo riêng biệt, mà biến đổi dần từ loài này sang loài khác, và như vậy toàn bộ giới sinh vật đã tiến hóa. Cơ sở của nó là có sự đấu tranh sinh tồn (struggle for life) giữa các cá thể ở từng loài, loại bỏ nhiều cá thể trong đó và dẫn tới sự sống sót của dạng thích nghi nhất (survival of the fittest). Sự chọn lọc này bắt nguồn từ các đặc điểm có thuận lợi hay không của các cá thể khác nhau. Đó là sự chọn lọc diễn ra tự động trong tự nhiên, hay chọn lọc tự nhiên (natural selection). Qua tích lũy, các biến đổi được chọn lọc tự nhiên giữ lại, dần dần biến đổi loài, và từ đó, giới sinh vật dần dần có dạng như hiện nay.
Download: Nguồn Gốc Các Loài - Charles Darwin
Pass: blogsinhhoc
http://sinhhoc.blogspot.com, Blog sinh học, https://www.facebook.com/sinhhocvn, https://www.facebook.com/CongNgheSinhHocVietNam
http://sinhhoc.blogspot.com, Blog sinh học, https://www.facebook.com/sinhhocvn, https://www.facebook.com/CongNgheSinhHocVietNam
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết
(Blog sinh học) Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần. Bà Carol Brothers, 63 tuổi, không thể nhớ chính xác giây phút bà qua đời. Tuy nhiên, chồng của bà, David, có ký ức rõ ràng hơn về ngày đó cách đây 3 tháng, khi ông mở cửa ngôi nhà của họ ở Wiltshire và nhìn thấy vợ ngã lăn trên sàn, thở đứt quãng và sắc diện khuôn mặt nhanh chóng trở nên nhợt nhạt, tim ngừng đập. May mắn thay, một người hàng xóm lớn tuổi nắm rõ các nguyên tắc cơ bản của việc cấp cứu hồi sinh tim - phổi (CPR) và nhanh chóng thực hiện những kỹ thuật đó. "Trong khi 45 phút là khoảng thời gian đủ dài để nhiều người tin đã vĩnh viễn mất bà ấy, chúng ta hiện biết một số trường hợp người vẫn được cứu khỏi tay tử thần 3, thậm chí 4 - 5 tiếng đồng hồ sau khi chết và về sau sống rất tốt", tiến sĩ Sam Parnia, giám đốc phụ trách nghiên cứu hoạt động hồi tỉnh tại Đại học Stony Brook nói. Hầu hết mọi người coi việc tim ngừng đập đồng nghĩa với cái chết. Tuy nhiên, đây không phải là dấu chấm hết cho sự sống. Các bác sĩ từ lâu tin rằng, nếu ai đó không có nhịp tim trong hơn 20 phút, bộ não của họ thường hứng chịu những tổn thương không thể cứu chữa được. Nhưng, theo tiến sĩ Parnia, hiện tượng này có thể phòng tránh được nhờ việc thực hiện tốt kỹ thuật CPR và chăm sóc sau hồi tỉnh cẩn thận. Ông Parnia nhấn mạnh, điều tối quan trọng là ấn nén lồng ngực đúng tốc độ với lực phù hợp, giúp bệnh nhân không bị tràn ứ khí. Kỹ thuật CPR có thể được thực hiện với sự hỗ trợ của máy móc. Các bác sĩ cũng có những cách thức mới để chăm sóc bệnh nhân sau khi tim của họ bắt đầu đập trở lại. Như tiến sĩ Parnia lý giải trong cuốn sách mới của mình nhan đề "Hiệu ứng Lazarus" (hay"Xóa bỏ cái chết" trong ấn bản phát hành tại Mỹ), sau khi bộ não ngưng nhận nguồn cung oxy thường xuyên thông qua sự lưu thông máu, nó chưa bị diệt vong ngay lập tức mà rơi vào trạng thái ngủ đông - một cách chống lại quá trình tự phân rã. Quá trình "đánh thức" bộ não ngủ đông như vậy có thể là thời điểm đầy rủi ro nhất, vì oxy có thể gây độc hại tiềm tàng ở giai đoạn này. Ông Parnia mô tả, hiệu ứng này giống như tác động của một đợt sóng thần tiếp sau một trận động đất, và cách ứng phó tốt nhất là làm mát bệnh nhân từ 37 độ C xuống còn 32 độ C. "Liệu pháp làm mát thực sự hiệu quả vì nó làm chậm lại quá trình phân rã của các tế bào não", ông Parnia cho biết thêm. |
Theo Vietnamnet |
Công nghệ sinh học 1: Sinh học phân tử và tế bào
Phần mở đầu. Công nghệ sinh học
- Công nghệ sinh học (CNSH) là một ngành sản xuất
- Giới thiệu một số ngành nghề CNSH
- Công nghệ sinh học (CNSH) là một ngành sản xuất
- Giới thiệu một số ngành nghề CNSH
Phần 1. Sự ra đời và phát triển của sinh học phân tử
- Chương 1. Các đại phân tử sinh học và vai trò của chúng trong cơ thể sống
- Chương 2. Khái niệm về gen và hệ gen
- Chương 3. Di truyền và biến dị
Phần 2. Sinh học tế bào
- Chương 4. Tế bào, đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống
- Chương 5. Nhiễm sắc thể của tế bào, tổ chức chứa ADN
- Chương 6. Chu kỳ sống của tế bào
- Chương 7. Phân tử nguyên nhiễm
- Chương 8. Phân tử giảm nhiễm
Phần 3. Sinh học phân tử và tế bào đối với công nghệ sinh học
- Chương 9. Từ kỹ thuật gen đến công nghệ sinh học
- Chương 10. Từ kỹ thuật nuôi cấy tế bào đến công nghệ tế bào
Công nghệ sinh học là bộ môn tập hợp các ngành khoa học và công nghệ gồm: sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật học, sinh hóa học, công nghệ học, nhằm tạo ra các quy trình công nghệ khai thác ở quy mô công nghiệp các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào động, thực vật để sản xuất các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
Các ĐH ở Việt Nam hiện đang đào tạo một số chuyên ngành như công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào, công nghệ mô - công nghệ protein -enzym và kỹ thuật di truyền, công nghệ sinh học (CNSH) nông nghiệp, CNSH công nghiệp, CNSH môi trường, CNSH thực phẩm, CNSH y dược, tin - sinh học.
Sinh viên tốt nghiệp ngành này được công nhận là cử nhân hoặc kỹ sư, làm việc tại các lĩnh vực: y dược (chẩn đoán bệnh, chế biến thuốc, vắcxin); môi trường (xử lý môi trường, đánh giá mức độ độc hại của sản phẩm, xử lý chất thải...); nông - lâm - ngư - nghiệp (giống, bệnh, chất lượng); công nghiệp (lên men công nghiệp, vật liệu sinh học...
Nguồn | : Internet |
Tác giả | : Nguyễn Như Hiền |
Kiểu tập tin | |
Độ lớn tập tin | : 38MB |
Pass | : Blogsinhhoc |
http://sinhhoc.blogspot.com, Blog sinh học, https://www.facebook.com/sinhhocvn, https://www.facebook.com/CongNgheSinhHocVietNam
Liệu sinh học tổng hợp có bảo vệ được cuộc sống hoang dã?
(Blog sinh học) - Liệu ngành sinh học tổng hợp có thể cứu thế giới hoang dã? Từ tái tạo các loài tuyệt chủng cho tới nguy cơ các loài siêu biến đổi gene. Lĩnh vực phát triển nhanh chóng của ngành sinh học tổng hợp sẽ gây tác động gì tới bảo tồn thiên nhiên? Những thách thức về sinh thái và đạo đức bắt nguồn từ câu hỏi này sẽ đòi hỏi một cuộc đối thoại mới và tiếp tục giữa các thành viên của ngành sinh học tổng hợp và các cơ quan bảo tồn đa dạng sinh học, theo tác giả của một bài báo mới cho biết. Theo bài báo, lĩnh vực sinh học tổng hợp - một ngành sử dụng DNA tổng hợp hóa học để tạo ra các sinh vật nhằm giải quyết các nhu cầu của con người - đang phát triển nhanh chóng, với hàng tỉ đô la được đầu tư hàng năm. Nhiều lời tán dương cho các hiệu quả của sinh học tổng hợp như: cung cấp các giải pháp tiềm năng cho vấn đề sức khỏe của con người, an ninh lương thực và các nhu cầu năng lượng. Nhưng người ủng hộ sinh học tổng hợp cũng nhìn thấy trong các công cụ của sinh học tổng hợp có thể sử dụng để chống biến đổi khí hậu và tình trạng thiếu nước. Trong khi đó những người chỉ trích cảnh báo rằng các sinh vật biến đổi gene có thể gây ra mối nguy hại cho các loài bản địa và các hệ sinh thái tự nhiên. Các tác giả của bài báo khẳng định rằng, trong bất kỳ kịch bản nào, một cuộc đối thoại về cách sử dụng và hạn chế các phương pháp sinh học tổng hợp và các sản phẩm của sinh học tổng hợp phải được khởi đầu vì lợi ích của toàn xã hội và những người ra quyết định. Bài báo được công bố trong tạp chí trực tuyến PLoS Biology. Các tác giả của bài báo bao gồm: Kent Redford thuộc Hiệp hội bảo tồn động thực vật hoang dã và tư vấn Archipelago, Bill Adams thuộc Đại học Cambridge, và Georgina M. Mace thuộc trường Đại học London (UCL). Các tác giả của bài báo, cùng với các nhà khoa học và các nhà bảo tồn khác, sẽ thảo luận về những tác động tiềm năng của sinh học tổng hợp có thể có lên thế giới tự nhiên và bảo tồn tại Hội nghị sinh học tổng hợp và Bảo tồn, dự kiến diễn ra tại trường Clare ở Cambridge, Anh, từ ngày 9 - 11 tháng 4. John Robinson, giám đốc cơ quan bảo tồn WCS, nói: "Sinh học tổng hợp và một lĩnh vực rất quan trọng và là một lĩnh vực đang phát triển mạnh, nhưng hậu quả của nó tác động lên đa dạng sinh học và bảo tồn hiện chưa được nghiên cứu rõ. Bằng cách đối thoại giữa sinh học tổng hợp và bảo tồn, chúng tôi hy vọng sẽ đạt được một sự hiểu biết về các cơ hội của sinh học tổng hợp - và các tác động tiềm ẩn - tới bảo tồn tốt hơn". Đồng tác giả Bill Adams đến từ trường Đại học Cambridge, cho biết: "Chiến lược của chúng ta để bảo tồn các hệ sinh thái, loài và đa dạng di truyền, được xây dựng trong thế kỷ qua, bị thách thức bởi sinh học tổng hợp. Quan hệ mật thiết của lĩnh vực đang nảy sinh này cần phải được đưa vào các lý thuyết và hành động bảo tồn để các nỗ lực bảo vệ đa dạng sinh học có hiệu quả". Các tác giả giải thích sự cần thiết cho các chiến lược mới trong cộng đồng bảo tồn để đối phó với những thách thức của sinh học tổng hợp. Họ nhấn mạnh năm vấn đề nảy sinh đòi hỏi phải thảo luận và quyết định chính sách của các nhà khoa học bảo tồn và những người đang hoạt động trong lĩnh vực này. Các vấn đề bao gồm: - Các khả năng tái tạo các loài đã tuyệt chủng. - Các sinh vật tổng hợp sẽ tương tác với các loài đang tồn tại như thế nào. - Định nghĩa hiện tại của chúng ta cái được gọi là "tự nhiên" là gì. - Sử dụng sinh học tổng hợp để sản xuất các dịch vụ tự nhiên đối với con người (ví dụ như hấp thụ carbon, kiểm soát ô nhiễm). - Việc sử dụng của sự sống tổng hợp cho lợi ích riêng, như trong các ứng dụng cho các quy trình công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Sự cân bằng phải trả giá giữa rủi ro và thành tựu so với lợi ích công cộng và tính an toàn. Georgina M. Mace thuộc Trung tâm nghiên cứu Đa dạng sinh học và môi trường, UCL, đồng tác giả của bài báo cho biết: "Các cuộc thảo luận giữa bảo tồn và sinh học tổng hợp là một điều cần thiết. Chúng ta cần có xem xét kỹ càng các vấn đề và các quyết định có thể làm thay đổi toàn bộ sự sống trên trái đất". |
Phạm Thị Bích Thu (Sciencedaily) |
Cây phát sáng có thể thay thế đèn đường
Cảnh tượng những cây phát sáng hai bên đường sẽ không chỉ xuất hiện trong các phim viễn tưởng nhờ một nghiên cứu tại Mỹ. Việc cấy luciferase vào cây cối có thể khiến chúng phát quang. (Ảnh: Discovery) "Quá trình phá vỡ cấu trúc nhiên liệu của luciferase rất hiệu quả vì nó không tạo ra nhiệt", nhà sinh học Omri Amirav-Drory phát biểu. Luciferase giúp đom đóm, nấm và một số vi khuẩn phát sáng. Cấy luciferase vào thực vật là quá trình tương đối phức tạp. Do thực vật lấy năng lượng trong tế bào để phát sáng nên khả năng thích nghi của chúng sẽ giảm so với những cây khác. Các nhà khoa học trên đảo Đài Loan từng cấy những hạt nano vàng - còn được gọi là đèn LED sinh học - vào những cây thủy sinh để chúng phát sáng trong nước. Họ cũng muốn những cây đó trở thành công cụ chiếu sáng đường phố, song vẫn còn phải vượt qua một số thách thức trước khi đạt được mong muốn. Một nhóm nhà nghiên cứu của Đại học New York cũng tạo ra những cây phát quang, song cường độ ánh sáng của chúng khá yếu. |
Theo VNE |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)