Quy trình sản xuất ethanol từ ngô
Theo phương pháp nghiền khô, ngô được nghiền thành bột mịn và chế biến mà không phân tách ngô thành các thành phần.
Phần lớn ethanol được sản xuất theo phương pháp nghiền khô. Các bước cơ bản trong quá trình nghiền khô bao gồm:
1. Nghiền: ngô được xay thành bột mịn.
2. Hoá lỏng và đun nóng bột mịn: Bổ sung chất lỏng vào bột mịn để làm hỗn hợp nghiền nhừ, sau đó dùng nhiệt để chuyển tinh bột thành dạng lỏng và loại bỏ vi khuẩn.
3. Thuỷ phân enzyme: Enzyme được bổ sung để phá vỡ chuỗi carbonhydrate để chuyển tinh bột thành chuỗi đường ngắn và thậm chí phân tử đường glucose.
4. Lên men: Hỗn hợp nghiền nhừ sau thuỷ phân được chuyển vào bồn lên mem nơi men được bổ sung để chuyển hoá glucose thành ethanol.
5. Chưng cất: Nước súp tạo ra trong quá trình lên men là dung dịch ethanol hoà tan (10-12%). Dịch được bơm qua nhiều tháp trong khoang chưng cất để tách ethanol khỏi chất lỏng và nước. Sau khi chưng cất, ethanol có độ tinh khiết 96%. Chất rắn được bơm ra khỏi đáy thùng và được chế biến thành sản phẩm phụ giàu protein cho sản xuất thức ăn chăn nuôi DDGs.
6. Tách nước: Lượng nước rất nhỏ trong ethanol vừa chưng cất được tách ra bằng vi lưới lọc để cho ethanol tinh khiết.
Ethanol được sản xuất từ cây mía, bã mía, bắp, thân và hạt lúa miến, củ cải đường, lúa mạch, đai, bố, khoai tây, khoai lang, trái quả, hoa hướng dương, rơm rạ và các loại sinh khối khác. Trước khi lên men, các enzyme được dùng thủy phân các chất tinh bột, chất mộc cellulose thành phân tử đường. Từ đó, chất đường glucose được phân tích thành 2 phân tử: ethanol và carbon dioxide (Wikipedia: ethanol fuel):
C6H12O6 → 2C2H6O + 2CO2
Rượu ethanol (C2H6O) được dùng làm nhiên liệu ô tô sẽ bị đốt cháy với hòa trộn oxygen trong động cơ để sản xuất carbon dioxide, nước và nhiệt lượng:
C2H6O + 3O2 → 2CO2 + 3H2O
Tổng hợp hai công thức trên như sau:
C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + nhiệt lượng
Nhiệt lượng dùng chạy máy, còn carbon dioxide là loại khí thải làm hâm nóng bầu không khí.
Quá trình sản xuất rượu ethanol làm nhiên liệu sinh học sạch gồm có 3 giai đoạn:
(i) Lên men chất đường với chất men (microbial yeast). Hiệu năng sản xuất ethanol của mía đường cao gấp 6 lần so với bắp.
(ii) Cất rượu: Rượu ethanol dùng để làm nhiên liệu cho xe ô tô phải chứa rất ít nước bằng phương pháp cất rượu, nhưng rượu thuần chỉ đạt đến giới hạn 95-96%. Loại rượu này có thể dùng chạy máy, nhưng không thể hòa trộn với dầu xăng.
(iii) Làm khô: Đây là phương pháp làm ròng rượu ethanol bằng cách dùng sàng phân tử ZEOCHEM Z3-03, hoặc thêm chất hydrocarbon benzene hoặc dùng chất calcium oxide như là chất làm khô để khử nước trong rượu.
Các loại rượu ethanol có thể dùng riêng rẽ hoặc hòa trộn với xăng dầu, và các nhà chế tạo xe ô tô hiệân nay sản xuất nhiều loại xe có thể chạy bằng chất hỗn hợp một cách an toàn. Nếu chỉ dùng ethanol để chạy xe thì độ thuần rượu phải tối thiểu 71% (Aakko and Nylund, 2004). Dĩ nhiên, càng ít chất ethanol và nhiều nước công suất của máy càng giảm. Hơn nữa, rượu ethanol có năng lượng kém hơn xăng dầu. Một cách tổng quát, rượu ethanol khô (không chứa nước) cung cấp 1/3 năng lượng thấp hơn cho mỗi đơn vị thể tích, so với xăng; vì thế cần có bình chứa to hơn và cần rượu ethanol nhiều hơn để xe chạy cùng khoảng cách so với xăng. Rượu ethanol thường có đặc tính làm xói mòn các vật chứa trong hệ thống nhiên liệu, từ bình chứa đến bộ phận nổ của đầu máy. Do đó, tùy theo mỗi nước, nhà sản xuất thường hòa trộn rượu ethanol với xăng dầu ở mức độ nào đó. Ở Brazil , xăng trộn với 23% ethanol kể từ 2006, ở Mỹ 10%. Hiện nay, có nhiều loại xe được chế tạo để sử dụng loại xăng trộn này với động cơ có hệ thống vi tính điều khiển pha trộn hiệu quả cao cho các tỉ lệ ethanol/xăng khác nhau, từ 0 đến 100% ethanol.
Cây ngô – Nghiên cứu và sản xuất
MỤC LỤC
Chương 1: NGUỒN GỐC, TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ GIÁ TRỊ ….. …. ……. …. …. …. 1
1.1. Nguồn gốc …………………………………………………………………………………………… 1
1.2. Tình hình phát triển …………………………………………………………………………. …. 4
1.3. Giá trị kinh tế ……………………………………………………………………………………….. 8
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC …………………………………………………………….. 17
2.1. Cấu tạo các cơ quan sinh dưỡng và sinh sản …. ………………………………………… 17
2.2. Một số đặc tính sinh học quan trọng …. ………………………………………………….. 24
2.3. Dinh dưỡng khoáng ……….. …………………………………………………………………….. 29
2.4. Hút nước và sử dụng nước………………………………………………………………………. 37
Chương 3: CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ YÊU CẦU
NGOẠI CẢNH …………. ………………………………………………………………………………. 39
3.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển ……………………………………………………… 39
3.2. Giai đoạn phát dục của cây ngô ……………………………………………………………… 43
3.3. Aính hưởng của các yếu tố ngoại cảnh …………………………………………………….. 49
Chương 4: ĐA DẠNG DI TRUYỀN CÂY NGÔ ………………………………………………….. 54
4.1. Nguồn gốc di truyền của cây ngô ………………………………………………………….. 54
4.2. Phân loại ngô ……… ……… ……… ……… …………………………………………………… 58
4.3. Nguồn gen và đa dạng di truyền …………………………………………………………….. 70
Chương 5: DI TRUYỀN VÀ CHỌN TẠO GIỐNG NGÔ ………………………………………….. 75
5.1. Những khái niệm và nguyên lý di truyền …………………………………………………. 75
5.2. Hiện tượng ưu thế lai ở cây ngô …….. …….. ………………………………………………. 78
5.3. Dòng tự phối ngô ………………………………………………………………………………….. 81
5.4. Các phương pháp lai ở cây ngô …………………………………………………………….. 85
5.5. Các phương pháp chọn lọc trong quần thể ngô ………………………………………….. 87
5.6. Khảo nghiệm và công nhận giống ngô mới …………………………………………….. 92
5.7. Các loại giống ngô đang dùng trong sản xuất …………………………………………. 101
Chương 6: KỸ THUẬT TRỒNG NGÔ ………………………………………………………………… 106
6.1. Đặc điểm các vùng trồng ngô ở nước ta …………………………………………………… 106
6.2. Cơ sở khoa học của thâm canh tăng năng suất ngô ……………………………………. 109
6.3. Các biện pháp kỹ thuật trồng ngô ……………………………………………………………. 111
6.4. Kỹ thuật làm ngô bầu, trồng ngô rau và ngô ngọt ……………………………………… 131
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống ngô lai trong vụ xuân 2005 và 2006 tại tuyên quang
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................. ............................................ 1
1.Tính cấp thiết của đề tài .................................................. ............................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................. ................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................. .......... 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................. ........................ 4
1.2. Vai trò của cây ngô trong nền kinh tế .................................................. ...... 5
1.2.1. Ngô làm lương thực cho con người............... .................................... 5
1.2.2. Ngô làm thức ăn cho chăn nuôi.................. ....................................... 6
1.2.3. Ngô làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh................................ ........... 6
1.2.4. Ngô dùng cho mục đích khác.......................... .................................. 7
1.3. Một số yêu cầu về sinh thái và dinh dưỡng của cây ngô........... ................ 8
1.4. Các loại giống ngô.............................................. ..... .................................. 8
1.4.1.Giống ngô thụ phấn tự do(Maize open pollinated variety - OPV) .... 9
1.4.2. Giống ngô lai (Hybrid maize)...... .................................................. .. 10
1.5. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và trong nước..... ............................ 13
1.5.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới.. .............................................. 13
1.5.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam...... ........................................... 18
1.5.3. Tình hình sản xuất ngô ở Tuyên Quang..... ..................................... 26
1.6. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống ngô trên thế giới và trong nước.. 29
1.6.1. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống ngô trên thế giới. ................. 29
1.6.2. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống ngô ở Việt Nam... ............... 32
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.40
2.1. Vật liệu thí nghiệm......... .................................................. ........................ 40
2.2. Địa điểm, quy mô thực hiện và thời gian nghiên cứu.... .......................... 41
2.3. Phương pháp nghiên cứu...... .................................................. .................. 42
2.3.1. Nội dung nghiên cứu....... .................................................. ............... 42
2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm..... .................................................. . 42
2.3.3. Quy trình kỹ thuật...... .................................................. .................... 43
2.3.4. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.. .................................................. 44
2.3.5. Thu thập số liệu khí tượng....... .................................................. ...... 49
2.3.6. Phương pháp xử lí số liệu......... .................................................. ..... 49
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............ ....................................... 50
3.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu.... .................................................. .................. 50
3.1.1. Nhiệt độ......... .................................................. ................................. 51
3.1.2. Lượng mưa............... .................................................. ...................... 52
3.1.3. Độ ẩm không khí.................... .................................................. ....... .54
3.2. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống ngô. ........................ 54
3.2.1. Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ....... .................................................. .... 56
3.2.2. Giai đoạn từ gieo đến tung phấn .................................................. .... 57
3.2.3. Giai đoạn từ gieo đến phun râu........ ................................................ 58
3.2.4. Khoảng cách tung phấn - phun râu...... ............................................ 58
3.2.5. Thời gian sinh trưởng......... .................................................. ............ 58
3.3. Một số đặc điểm hình thái của các giống ngô thí nghiệm vụ xuân năm 2005 và 2006................ .................................................. ......................... 60
3.3.1. Chiều cao cây của các giống ngô thí nghiệm... ................................ 62
3.3.2. Chiều cao đóng bắp của các giống ngô thí nghiệm.... ...................... 62
3.3.3. Số lá trên cây của các giống ngô thí nghiệm..... ............................... 63
3.3.4. Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2đất) của các giống ngô thí nghiệm...... 65
3.4. Khả năng chống chịu của các giống ngô thí nghiệm trong vụ xuân 2005 và 2006. .................................................. ......................................... 66
3.4.1. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống ngô thí nghiệm. ........ 66
3.4.2. Khả năng chống đổ của các giống ngô thí nghiệm... ........................ 71
3.5. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống ngô thí
nghiệm vụ xuân 2005 và 2006.. .................................................. ........... 73
3.5.1. Trạng thái cây của các giống ngô thí nghiệm.... ............................... 74
3.5.2. Trạng thái bắp của các giống ngô thí nghiệm... ................................ 75
3.5.3. Độ bao bắp......... .................................................. ............................. 75
3.6. Nhận xét và đánh giá về dạng hạt, màu sắc hạt... ..................................... 75
3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô thí nghiệm vụ xuân 2005 và 2006......... .................................................. ...... 76
3.7.1. Mật độ thu hoạch........................................... .................................... 79
3.7.2. Bắp trên cây......... .................................................. ........................... 80
3.7.3. Chiều dài bắp của các giống ngô thí nghiệm.......... .......................... 80
3.7.4. Đường kính bắp của các giống ngô thí nghiệm... ............................. 81
3.7.5. Số hàng hạt trên bắp của các giống ngô thí nghiệm...... ................... 81
3.7.6. Số hạt trên hàng của các giống ngô thí nghiệm ................................ 82
3.7.7. Khối lượng 1000 hạt của các giống ngô thí nghiệm..... .................... 83
3.7.8. Năng suất lý thuyết của các giống ngô thí nghiệm...... ..................... 83
3.7.9. So sánh năng suất thực thu của các giống ngô thí nghiệm... ............ 84
3.8. Kết quả trình diễn 2 giống ngô lai ở vụ xuân 2006... ............................... 86
3.8.1. Giống, địa điểm, quy mô trình diễn............... ................................... 87
3.8.2. Thời gian sinh trưởng của giống ngô lai trồng trình diễn tại các hộ.. ..... 88
3.8.3. Năng suất của giống ngô lai trồng trình diễn tại các hộ.... ............... 89
3.8.4. So sánh về năng suất của giống ngô trình diễn......... ........................ 89
3.8.5. Đánh giá và xếp hạng của người dân về giống ngô trình diễn so với đối chứng........................... .................................................. ............... 90
PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................ ..................... 92
4.1. Kết luận......... .................................................. .......................................... 92
4.2. Đề nghị............. .................................................. ....................................... 94
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN VĂN .................................................. ......................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH .................................................. ............. 96
1.Tính cấp thiết của đề tài .................................................. ............................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................. ................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................. .......... 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................. ........................ 4
1.2. Vai trò của cây ngô trong nền kinh tế .................................................. ...... 5
1.2.1. Ngô làm lương thực cho con người............... .................................... 5
1.2.2. Ngô làm thức ăn cho chăn nuôi.................. ....................................... 6
1.2.3. Ngô làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh................................ ........... 6
1.2.4. Ngô dùng cho mục đích khác.......................... .................................. 7
1.3. Một số yêu cầu về sinh thái và dinh dưỡng của cây ngô........... ................ 8
1.4. Các loại giống ngô.............................................. ..... .................................. 8
1.4.1.Giống ngô thụ phấn tự do(Maize open pollinated variety - OPV) .... 9
1.4.2. Giống ngô lai (Hybrid maize)...... .................................................. .. 10
1.5. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và trong nước..... ............................ 13
1.5.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới.. .............................................. 13
1.5.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam...... ........................................... 18
1.5.3. Tình hình sản xuất ngô ở Tuyên Quang..... ..................................... 26
1.6. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống ngô trên thế giới và trong nước.. 29
1.6.1. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống ngô trên thế giới. ................. 29
1.6.2. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống ngô ở Việt Nam... ............... 32
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.40
2.1. Vật liệu thí nghiệm......... .................................................. ........................ 40
2.2. Địa điểm, quy mô thực hiện và thời gian nghiên cứu.... .......................... 41
2.3. Phương pháp nghiên cứu...... .................................................. .................. 42
2.3.1. Nội dung nghiên cứu....... .................................................. ............... 42
2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm..... .................................................. . 42
2.3.3. Quy trình kỹ thuật...... .................................................. .................... 43
2.3.4. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.. .................................................. 44
2.3.5. Thu thập số liệu khí tượng....... .................................................. ...... 49
2.3.6. Phương pháp xử lí số liệu......... .................................................. ..... 49
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............ ....................................... 50
3.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu.... .................................................. .................. 50
3.1.1. Nhiệt độ......... .................................................. ................................. 51
3.1.2. Lượng mưa............... .................................................. ...................... 52
3.1.3. Độ ẩm không khí.................... .................................................. ....... .54
3.2. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống ngô. ........................ 54
3.2.1. Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ....... .................................................. .... 56
3.2.2. Giai đoạn từ gieo đến tung phấn .................................................. .... 57
3.2.3. Giai đoạn từ gieo đến phun râu........ ................................................ 58
3.2.4. Khoảng cách tung phấn - phun râu...... ............................................ 58
3.2.5. Thời gian sinh trưởng......... .................................................. ............ 58
3.3. Một số đặc điểm hình thái của các giống ngô thí nghiệm vụ xuân năm 2005 và 2006................ .................................................. ......................... 60
3.3.1. Chiều cao cây của các giống ngô thí nghiệm... ................................ 62
3.3.2. Chiều cao đóng bắp của các giống ngô thí nghiệm.... ...................... 62
3.3.3. Số lá trên cây của các giống ngô thí nghiệm..... ............................... 63
3.3.4. Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2đất) của các giống ngô thí nghiệm...... 65
3.4. Khả năng chống chịu của các giống ngô thí nghiệm trong vụ xuân 2005 và 2006. .................................................. ......................................... 66
3.4.1. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống ngô thí nghiệm. ........ 66
3.4.2. Khả năng chống đổ của các giống ngô thí nghiệm... ........................ 71
3.5. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống ngô thí
nghiệm vụ xuân 2005 và 2006.. .................................................. ........... 73
3.5.1. Trạng thái cây của các giống ngô thí nghiệm.... ............................... 74
3.5.2. Trạng thái bắp của các giống ngô thí nghiệm... ................................ 75
3.5.3. Độ bao bắp......... .................................................. ............................. 75
3.6. Nhận xét và đánh giá về dạng hạt, màu sắc hạt... ..................................... 75
3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô thí nghiệm vụ xuân 2005 và 2006......... .................................................. ...... 76
3.7.1. Mật độ thu hoạch........................................... .................................... 79
3.7.2. Bắp trên cây......... .................................................. ........................... 80
3.7.3. Chiều dài bắp của các giống ngô thí nghiệm.......... .......................... 80
3.7.4. Đường kính bắp của các giống ngô thí nghiệm... ............................. 81
3.7.5. Số hàng hạt trên bắp của các giống ngô thí nghiệm...... ................... 81
3.7.6. Số hạt trên hàng của các giống ngô thí nghiệm ................................ 82
3.7.7. Khối lượng 1000 hạt của các giống ngô thí nghiệm..... .................... 83
3.7.8. Năng suất lý thuyết của các giống ngô thí nghiệm...... ..................... 83
3.7.9. So sánh năng suất thực thu của các giống ngô thí nghiệm... ............ 84
3.8. Kết quả trình diễn 2 giống ngô lai ở vụ xuân 2006... ............................... 86
3.8.1. Giống, địa điểm, quy mô trình diễn............... ................................... 87
3.8.2. Thời gian sinh trưởng của giống ngô lai trồng trình diễn tại các hộ.. ..... 88
3.8.3. Năng suất của giống ngô lai trồng trình diễn tại các hộ.... ............... 89
3.8.4. So sánh về năng suất của giống ngô trình diễn......... ........................ 89
3.8.5. Đánh giá và xếp hạng của người dân về giống ngô trình diễn so với đối chứng........................... .................................................. ............... 90
PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................ ..................... 92
4.1. Kết luận......... .................................................. .......................................... 92
4.2. Đề nghị............. .................................................. ....................................... 94
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN VĂN .................................................. ......................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH .................................................. ............. 96
Có thể điều khiển trái cây chín theo ý muốn
"Ra lệnh" cho trái cây chín vào thời điểm mà con người mong muốn có thể trở thành hiện thực sau khi các nhà khoa học phát hiện một gene đặc biệt. Cây cối có khả năng quang hợp nhờ các lục lạp trong tế bào. Tốc độ quang hợp của lục lạp quyết định thời gian chín của trái cây. Khi trái chín, cây sản xuất các chất tạo màu khiến vỏ trái có màu sắc khác biệt so với khi chưa chín. Trong một bài trên tạp chí Science, các nhà khoa học của Đại học Leicester tại Anh tuyên bố họ đã tìm ra cơ chế tác động tới tốc độ chín của quả. Họ phát hiện một gene điều khiển quá trình quang hợp trong lục lạp. Bằng cách gây đột biến gene này, nhóm nghiên cứu có thể thay đổi tốc độ phát triển của tế bào thực vật và điều khiển quá trình sản xuất sắc tố màu sáng trong trái. Bằng cách biến đổi gene, các nhà khoa học Anh có thể điều khiển trái cây chín đúng vào thời điểm mà họ muốn. "Nông dân có thể thu hoạch trái cây và rau vài ngày sau khi trồng", ông khẳng định. Nhóm nghiên cứu của Đại học Leicester đã đăng ký bản quyền đối với kỹ thuật mới của họ, đồng thời đang thử nghiệm nó trên những cây cà chua, ớt cảnh, cam, quýt. Họ khẳng định kỹ thuật mới sẽ giúp nông dân tăng hoặc giảm tốc độ chín của cây trồng để tránh những giai đoạn thời tiết bất thường. Chẳng hạn, họ có thể kích thích trái chín nhanh trước khi bão, lũ ập tới. Ngoài ra, nông dân có thể điều khiển để trái chín trước hoặc sau giai đoạn cao điểm của mùa vụ, nhờ đó họ sẽ thu được lợi nhuận cao hơn. "Chúng tôi đang thử nghiệm kỹ thuật trên cà chua. Vì thế tôi nghĩ rằng trong vòng một năm chúng tôi sẽ biết kỹ thuật phát huy tác dụng đúng như lý thuyết hay không. Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kỳ vọng của chúng tôi, kỹ thuật mới sẽ là một thành tựu mang tính đột phá trong nông nghiệp", giáo sư Paul Jarvis, trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu. |
Theo VNE |
6 viện hàn lâm bác bỏ nghiên cứu ngô GM gây ung thư
Nghiên cứu kết luận ngô biến đổi gene (GM) gây ung thư đối với chuột đã được kiểm chứng trong phòng thí nghiệm chỉ là một sự kiện khoa học sai lầm. Đó là tuyên bố cam kết của 6 Viện hàn lâm khoa học Pháp, gồm Viện hàn lâm Nông nghiệp, Y học, Dược, Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu Thú Y, được phát biểu hôm 19/10. Theo các viện khoa học này, kết luận ngô biến đổi gene NK603 gây ung thư ở chuột, không khác gì thuốc diệt cỏ, được nhà khoa học Gilles-Eric Seralini tại Đại học Caen công bố hồi tháng 9/2012 gây chấn động ở Châu Âu, là không đáng tin cậy. Nghiên cứu ngô biến đổi gene NK603 gây ung thư chuột là sai lầm? Kết quả cho thấy, nghiên cứu của Seralini thiếu về phương pháp và các giải thích cũng như các dữ liệu đưa ra chưa đủ để bác bỏ lại nghiên cứu trước đó cho rằng ngô NK603 vô hại đối với cả con người và động vật. Nghiên cứu của Seralini bị cáo buộc dùng để thổi phồng danh tiếng và có thể đã phạm tội nghiêm trọng khi reo rắt sợ hãi trong công chúng khi đưa ra kết luận mà chưa hề có cơ sở chắc chắn. Nghiên cứu đó đã sai lầm khi dựa trên cứ liệu nghiên cứu 100 con chuột chia thành 10 nhóm đực và cái trong khoảng thời gian 2 năm, trong khi tiêu chuẩn nghiên cứu tác động của cây trồng biến đổi gene trên động vật chỉ có 90 ngày. Kết quả phân tích cũng cho thấy không thấy sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm chuột ăn thực phẩm là ngô NK603 và các thực phẩm khác. Hiện Seralini chưa có phản ứng gì đối với bình luận trên của các Viện hàn lâm. Tham khảo: Physorg |
Theo Báo Đất Việt, Physorg |
Không nên mặc áo ngực và hãy gối đầu cao khi ngủ
Thói quen mặc áo ngực của phụ nữ và thói quen không gối đầu (gối đầu thấp) là những thói quen đang ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn từng ngày. Các nhà nghiên cứu y khoa cho thấy các thói quen này có thể thúc đẩy bệnh tật. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi các thói quen và hành vi để có một cuộc sống khoẻ mạnh. Chúng ta có thể ngăn chặn bệnh uAlzheimer, ngăn ngừa bệnh ung thư vú và thúc đẩy sức khỏe tối ưu bằng cách thực hiện một số thay đổi (đơn giản) với thói quen hàng ngày. Phòng chống bệnh dễ dàng hơn bạn nghĩ - hãy học cách sống phù hợp với quy luật tự nhiên. Một cảnh báo đối với tất cả các phụ nữ là việc mặc áo ngực sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư vú. Mặc dù điều này nghe có vẻ lạ nhưng các chuyên gia y tế đang bắt đầu quan tâm đến tính an toàn của một chiếc áo ngực. Sự thật là một chiếc áo ngực có thể làm giảm lưu thông mạch máu ở ngực, điều này có thể dẫn đến phù mô, u nang và sự tích luỹ các chất độc. Nếu các chất độc này không được hệ bạch huyết hoá giải, chúng sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào ung thư vú. Thật thú vị, chỉ sau một vài tuần không mặc áo ngực, nhiều phụ nữ cho biết họ cảm thấy ít tức ngực, sưng và u nang hơn. Nếu vì một lí do nào đó việc mặc áo ngực là cần thiết (ví dụ như khi tập thể dục), thì hãy cởi nó ra ngay khi có thể. Ngoài ra, massage ngực là một cách tuyệt vời giúp lưu thông máu và giảm nguy cơ tích tụ các chất độc. Thói quen ngủ không tốt có thể tạo quá nhiều áp lực lên não |
Phạm Thị Bích Thu (Naturalnews) |
Học ngoại ngữ giúp não bộ tăng trưởng
Dốc sức học một loại ngoại ngữ mới có thể làm tăng kích thước đáng kể của một số khu vực não bộ, theo nghiên cứu mới của các chuyên gia Thụy Điển. Đó là kết luận rút ra sau cuộc nghiên cứu trên nhóm tân binh ở Học viện Phiên dịch các lực lượng quân đội Thụy Điển, những người học ngoại ngữ nhanh thần tốc, từ việc chẳng biết tí gì những ngôn ngữ như Ả Rập, Nga, đến mức sử dụng thành thạo chúng chỉ trong vòng 13 tháng. Học ngoại ngữ được chứng minh có thể làm não tăng trưởng Phần tăng về kích thước là hồi hải mã, một cấu trúc nằm sâu trong não có liên quan đến tình trạng học hỏi cũng như định hướng, và ba khu vực ở vỏ não. “Chúng tôi ngạc nhiên khi thấy những phần khác biệt của não phát triển ở nhiều mức độ khác nhau dựa trên khả năng thể hiện của sinh viên cũng như nỗ lực mà họ bỏ ra để theo kịp khóa học”, website Science Daily dẫn lời chuyên gia Martensson. Một số nghiên cứu trước đây cho thấy chứng mất trí nhớ Alzheimer thường xảy ra muộn hơn so với những người biết nhiều hơn một ngôn ngữ. Cuộc nghiên cứu trên cũng chứng tỏ rằng việc học ngoại ngữ mới là phương pháp tốt giúp não duy trì được phong độ qua thời gian. |
Theo Thanh Niên |
Công bố bản đồ hoàn chỉnh biến thể gene cây lúa
Một nhóm nghiên cứu của Trung Quốc và Nhật Bản vừa công bố một bản đồ hoàn chỉnh về các biến thể gene của cây lúa, nguồn cung cấp lương thực cho một nửa dân cư trên hành tinh. Nghiên cứu cho thấy giống lúa chủ yếu hiện nay có nguồn gốc từ vùng châu thổ hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc. Nghiên cứu trên, được công bố trên tạp chí khoa học Nature ngày 3/10, là kết quả của quá trình phân tích tỉ mỉ mã di truyền ADN của hơn 1.000 giống lúa (bao gồm hai tiểu nhóm indica và japonica) và gần 500 giống lúa hoang (thuộc nhóm Oryza rufipogon), tổ tiên của các giống lúa đang trồng hiện nay. Theo các nghiên cứu, đại đa số cây lúa được trồng hiện nay thuộc giống Oryza sativa L., được gọi chung là “lúa châu Á". Giống này được phân thành hai tiểu nhóm là indica và japonica. Lúa thuộc tiểu nhóm japonica có hạt ngắn và dính (tức lúa nếp), trong khi tiểu nhóm indica có hạt dài và không dính (tức lúa tẻ). Một điểm được các nhà nghiên cứu trong nhóm trên cùng nhất trí là giống lúa được trồng hiện nay có nguồn gốc từ giống lúa hoang Oryza rufipogon, cách đây hàng nghìn năm. Tuy nhiên, nguồn gốc và quá trình thuần hóa giống lúa này vẫn còn là chủ đề tranh luận. Về nguồn gốc của tiểu nhóm Oryza sativa japonica, tức là giống lúa ra đời đầu tiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giống lúa này được thuần hóa từ các cây lúa hoang ở miền Nam Trung Quốc, khu vực trung tâm đồng bằng sông Châu Giang, thuộc hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay. Tiếp đó, giống lúa thuộc tiểu nhóm japonica được lai với các loài lúa hoang tại miền Nam châu Á và Đông Nam Á để tạo thành các loại lúa thuộc tiểu nhóm indica. Hiện tại, trên thế giới có khoảng 155 triệu hécta trồng lúa, sản xuất ra 720 triệu tấn lúa/năm, trong 90% là ở châu Á. Theo một số dự đoán, để bảo đảm an ninh lương thực đối với một phần quan trọng của cư dân toàn cầu, sản lượng lúa phải tăng gấp đôi vào khoảng năm 2030 và cần phải phát triển các giống lúa có sản lượng cao hơn. Ngoài hai tiểu nhóm giống lúa lớn kể trên, tại châu Phi còn một giống lúa với số lượng ít, có tên khoa học là Oryza glaberrima, thường được gọi là “lúa châu Phi”. |
Theo Vietnam+ |
Phản bác ngô biến đổi gene gây ung thư trên chuột
Sau thông tin về nghiên cứu một loại ngô biến đổi gene có thể khiến chuột ung thư, giới khoa học trên thế giới cho rằng, đó là kết quả có ít bằng chứng khoa học đáng tin.
Một nhóm khoa học người Pháp đứng đầu là nhà sinh học phân tử Gilles-Eric Seralini, Đại học Caen, ở Normandy chia 200 con chuột thành 10 nhóm, mỗi nhóm 20 con và cho chúng ăn thực đơn khác nhau là ngô NK603 (ngô biến đổi gene), ngô NK603 được phun thuốc diệt cỏ Roundup (sản phẩm của tập đoàn nông nghiệp Monsanto, Mỹ) trong quá trình trồng, nước có pha thuốc diệt cỏ Roundup và ngô không biến đổi gene (nhóm chứng).
Kết quả là, chuột nuôi bằng ngô biến đổi gene NK603 có đến 50-80% bị ung thư. Đây là lần đầu tiên một sản phẩm biến đổi gene chứng minh có ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe.
Thông tin trên sau khi được công bố đã gặp phải nhiều phản đối của nhà khoa học trên thế giới. Trang Discovery dẫn lời chuyên gia công nghệ sinh học Martina Newell-McGloughlin, Đại học California, Mỹ: “Có rất ít bằng chứng khoa học uy tín trong nghiên cứu".
Các nhà khoa học cho rằng, nghiên cứu ngô biến đổi
gene của nhóm nhà khoa học Normany chưa xác thực.
Theo giáo sư David Spiegelhalter, Đại học Cambridge, Anh, số lượng đưa ra nhóm kiểm chứng quá nhỏ, chỉ 10 con chuột đực và 10 chuột cái. "Tôi ngạc nhiên vì sao nghiên cứu đó được công bố. Tôi thấy phương pháp, số liệu thống kê và báo cáo kết quả đều dưới chuẩn mà tôi mong đợi trong một nghiên cứu khắt khe. Tôi có thể không chấp nhận những kết quả này, ngoại trừ nghiên cứu được làm lại một cách đúng đắn", ông David Spiegelhalter nói.
Trên BBC, giáo sư Anthony Trewavas, đại học Edinburgh chỉ ra rằng, thí nghiệm chỉ sử dụng 200 con chuột, số lượng mẫu chỉ có 10 con. Mẫu nghiên cứu còn quá ít để đưa ra kết luận chính xác. "Theo chuẩn nghiên cứu của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) thì số lượng mẫu cần có trong thí nghiệm là 50 con mỗi nhóm".
"Hơn nữa, về nguyên tắc, trong bất kỳ trường hợp so sánh nào, số lượng mẫu đối chứng cũng phải bằng với số lượng mẫu thử nghiệm. Tỷ lệ so sánh như vậy là khập khiễng".
Giáo sư Maurice Moloney - Giám đốc viện nghiên cứu Rothamsted nói rằng không nên lựa chọn loài chuột để nghiên cứu. Theo ông, loài chuột trắng Sprague-Dawley có vòng đời 2 năm, thường xuyên bị xuất hiện các khối u dạng này khi ăn quá nhiều và không được kiểm soát. Trên thực tế, 86% chuột đực và 72% chuột cái loại này thường xuyên bị ung thư khi sống đến năm thứ 2.
Một số nhà khoa học trên thế giới đặt ra câu hỏi, nếu ngô biến đổi gene gây ung thư thì tại sao tỷ lệ ung thư ở Mỹ lại không cao hơn so với châu Âu trong khi người dân châu Âu ăn ít thực phẩm biến đổi gene hơn Mỹ.
Năm 2009, Ban chuyên gia về sinh vật biến đối gene thuộc Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu kết luận rằng ngô NK603 “an toàn như ngô thông thường”. Trước đây, tạp chí Thực phẩm và Hóa chất cũng đã xuất bản kết quả nghiên cứu khẳng định “không tồn tại ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe của chuột ăn ngô chuyển gene” với thời gian nghiên cứu ngắn hơn - 90 ngày. Đây là quãng thời gian nghiên cứu tiêu chuẩn trên loài chuột.
Tuy nhiên cuộc tranh cãi về nguy cơ thực vật biến đổi gene gây ảnh hưởng đến sức khỏe người vẫn tiếp diễn chưa đến hồi kết.
Theo VNE
Theo VNE
Nhận diện tử thi nhờ giòi
Lần đầu tiên, giới chuyên gia có thể xác định được danh tính người chết nhờ vào mẫu gene tìm thấy trong ruột giòi sinh sôi trên tử thi. Cảnh sát Mexico vừa phát hiện một thi thể cháy đen và không thể nhận dạng được bị vứt lại tại vùng nông thôn nước này. Phần cẳng và bàn chân biến mất. Không phát hiện thêm chứng cứ nào tại hiện trường ngoại trừ một chiếc nhẫn đeo trong buổi lễ tốt nghiệp trung học. Xác chết bị hủy hoại đến nỗi giới điều tra không thể xác định được giới tính. Phần mô mềm còn sót lại để phân tích gene lại là một mẩu gan bị cháy đen, nên giới chuyên gia pháp y cũng đành bó tay khi lần theo dấu vết này. Tuy nhiên, cuối cùng họ vẫn có thể tìm được vật liệu di truyền có thể sử dụng được ở một nơi bất thường, bên trong ruột của giòi bò lúc nhúc ở phần cổ và mặt nạn nhân. Phát hiện công dụng mới của giòi - (Ảnh: AFP) 10 ngày trước khi thi thể được phát hiện, có một người đàn ông báo với cảnh sát rằng con gái mình đã bị bắt cóc. Ông nhận ra chiếc nhẫn, nhưng không thể xác định liệu thi thể cháy trụi kia có phải là đứa con gái xấu số của ông hay không. Các nhà điều tra lấy mẫu ADN từ người cha và đem so sánh với dữ liệu di truyền tìm thấy trong ruột giòi. Kết quả cho thấy có sự tương đồng giữa các mẫu gene. Với chứng cứ hiếm hoi trên, họ phát hiện nạn nhân là nữ giới, và khi tiến hành cuộc xét nghiệm chứng tỏ quan hệ nhân thân, tương đồng gene giữa 2 mẫu là 99,68%. Giòi thường được sử dụng để dựng lại dòng thời gian của tội ác, do sự phát triển từ nhộng có thể cho thấy nạn nhân đã qua đời lâu hay mau. Tuy nhiên, trường hợp xét nghiệm mới ở Mexico cho thấy loài côn trùng này có thể được tận dụng cho mục đích khác trong quá trình điều tra. Cuộc nghiên cứu trên được thực hiện và báo cáo bởi nhóm của chuyên gia Marta Ortega-Martínez thuộc Đại học Autónoma de Nuevo León (Mexico). |
Theo Thanh Niên |
Thử nghiệm gạo biến đổi gene ở Trung Quốc
Tổ chức môi trường Hòa bình xanh Đông Á - Greenpeace East Asia vừa cáo buộc, một nghiên cứu do Mỹ hậu thuẫn đã thử nghiệm gạo biến đổi gene Golden Rice (gạo hạt vàng) trên 24 trẻ em Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc bác bỏ cáo buộc này. Theo cáo buộc, những đứa trẻ Trung Quốc ở trên có độ tuổi từ 6-8 tuổi, đang sinh sống ở thành phố Hành Dương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã được thử nghiệm ăn 60 gram gạo hạt vàng biến đổi gene hàng ngày, trong vòng 3 tuần. Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên Tạp chí American Journal of Clinical Nutrition, trong đó, nhóm nghiên cứu cho rằng, số trẻ em ăn gạo hạt vàng biến đổi gene có tác dụng như uống vitamin A. Theo Greenpeace East Asia, thử nghiệm trên nguy hiểm do chưa từng thử nghiệm trước ở động vật và đi ngược lại với quyết định của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc hủy bỏ dự án thử nghiệm gạo hạt vàng biến đổi gene do sai phạm về y tế và đạo đức trong năm 2008. Gạo hạt vàng biến đổi gene đã được trồng và thử nghiệm trên trẻ em Trung Quốc dù đã bị cấm cách đây 4 năm? Tuy nhiên, phía các quan chức nhà nước ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc trên của Greenpeace East Asia. Phát ngôn viên thành phố Hành Dương cho biết, chính phủ Trung Quốc đã thành lập nhóm điều tra dự án gạo hạt vàng biến đổi gene nhưng không có dự án này được triển khai ở Hồ Nam. Thực tế, nghiên cứu đó là biến đổi carotene trong rau thành vitamin A trong cơ thể của trẻ em. Nghiên cứu này đã được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc (CDC) Trung Quốc ủy quyền cho chi nhánh Hồ Nam trong năm 2008, lựa chọn 68 học sinh tiểu học ở Hành Dương, Hồ Nam vào thí nghiệm, chứ không liên quan gì đến gạo biến đổi gene hoặc thực phẩm biến đổi gene khác được thử nghiệm trên trẻ em. Các quan chức CDC Hồ Nam cũng cho biết thêm, khi thí nghiệm được hoàn tất, các địa phương đã mua kết quả nghiên cứu. Tất cả kết quả nghiên cứu cũng đã được trình lên CDC Trung Quốc ngay sau khi kết thúc. Nghiên cứu này cũng không có sự tham gia hỗ trợ nào của Mỹ. Được biết, chương trình gạo hạt vàng biến đổi gene do một giáo sư tại Đại học Tufts ở Massachussetts khởi xướng. Gạo hạt vàng GM được cấy ghép di truyền sản sinh ra nhiều chất beta-carotene, một chất quan trọng tạo thành vitamin A. Nghiên cứu giống gạo này có mục đích tạo ra một loại thực phẩm khắc phục tình trạng thiếu vitamin A, một trong những nguyên nhân giết chết mỗi năm khoảng 670 nghìn trẻ em dưới 5 tuổi. |
Theo Báo Đất Việt |
Sản sinh thành công tinh trùng từ da người
Các nhà khoa học đã thành công trong việc tạo ra tinh trùng giai đoạn đầu từ tế bào da người. Kỹ thuật này mở ra triển vọng giúp hàng ngàn nam giới vô sinh, kể cả những người bị ung thư từ thời thơ ấu, thực hiện ước nguyện được làm cha. Theo trang Daily Mail, các nhà khoa học Mỹ đã sử dụng hỗn hợp các chất hóa học để vặn ngược “đồng hồ sinh học” trong các tế bào da, biến chúng thành những tế bào có khả năng luôn biến sắc như tế bào gốc trong thời kỳ đầu của sự phát triển. Tinh trùng nhân tạo, sinh ra từ tế bào da, mở ra triển vọng giúp hàng ngàn nam giới vô sinh thỏa ước nguyện được làm cha. Tiến sĩ James Easley và các cộng sự đến từ Trường Y, Đại học Pittsburgh (Mỹ) tin rằng, họ đã vượt qua được phần khó khăn nhất trong quá trình phát triển tinh trùng. Điều này có nghĩa là, việc nuôi các tế bào hình tròn sang giai đoạn tiếp theo - mọc đuôi để có thể thụ tinh cho trứng - tương đối dễ dàng. Giới chuyên môn nhận định, kỹ thuật “sinh tinh từ da” như trên vẫn còn phải chờ nhiều năm nữa mới có thể được sử dụng trong các cơ sở y tế. Tại Anh, điều này ít nhất là vì có luật quy định cấm sử dụng tinh trùng sản sinh trong phòng thí nghiệm. Một trở ngại nữa là, nghiên cứu của nhóm Easley cũng vấp phải vô số phản đối xuất phát từ những lo ngại về khía cạnh đạo đức. Những người chỉ trích cho rằng, việc can thiệp vào các cấu trúc tạo nên sự sống là sai lầm, đồng thời cảnh báo viễn cảnh ảm đạm về những đứa trẻ sẽ ra đời hoàn toàn bằng biện pháp nhân tạo. Tuy nhiên, về ngắn hạn, công trình nghiên cứu mang tính đột phá trên có thể dẫn tới sự ra đời của các loại thuốc chữa vô sinh mới. |
Theo Vietnamnet |
Phát hiện bệnh lạ giống AIDS ở châu Á
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một căn bệnh mới, bí ẩn khiến hàng chục người ở châu Á và một số ở Mỹ có các triệu chứng tương tự như mắc “căn bệnh thế kỷ” AIDS dù họ không nhiễm virus HIV. Hệ miễn dịch của các bệnh nhân mắc căn bệnh lạ sẽ bị hủy hoại, khiến họ không thể chống đỡ các mầm bệnh như những người khỏe mạnh. Giới khoa học vẫn chưa rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng căn bệnh dường như không dễ lây lan qua tiếp xúc. Theo tiến sĩ Sarah Browne đến từ Viện Dị ứng và các bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, đây là một dạng suy giảm miễn dịch mắc phải mới, không di truyền và chỉ xuất hiện ở người trưởng thành. Căn bệnh này cũng không lan truyền qua virus như bệnh AIDS. Bà Browne đã cùng các cộng sự tiến hành nghiên cứu ở Thái Lan và Đài Loan, những nơi hầu hết các ca nhiễm bệnh lạ được phát hiện kể từ năm 2004. Báo cáo nghiên cứu của họ vừa được đăng tải trong số ra ngày hôm (23/8) của tạp chí New England Journal of Medicine. Tiến sĩ Sarah K. Browne (phải) đang trò chuyện với một bệnh nhân mắc căn bệnh lạ giống AIDS ngày 22/8. Về cơ chế phát bệnh, nếu ở bệnh AIDS, virus HIV phá hủy các tế bào T - những “chiến binh”chủ chốt của hệ miễn dịch giúp chống các mầm bệnh, thì căn bệnh mới không hề tác động tới những tế bào này nhưng gây ra một dạng tổn hại khác. Nghiên cứu của nhóm Browne đối với hơn 200 người ở Thái Lan và Đài Loan phát hiện, cơ thể của hầu hết những người mắc bệnh lạ tiết ra các chất gọi là “kháng thể tự động”, ngăn chặn interferon-gamma - một tín hiệu hóa học giúp cơ thể loại bỏ các nhiễm trùng. Việc ngăn chặn tín hiệu cảnh báo khiến những người mắc bệnh lạ giống như các bệnh nhân AIDS, dễ bị các virus, nhiễm trùng nấm và ký sinh trùng, đặc biệt là vi khuẩn tấn công, dẫn đến tử vong. Hiện tại, đối với các bệnh nhân, việc điều trị bằng thuốc kháng sinh không phải lúc nào cũng phát huy tác dụng. Vì vậy, các bác sĩ đã thử nhiều biện pháp khác nhau, kể cả dùng một loại thuốc chống ung thư giúp ức chế việc sản sinh các kháng thể. Căn bệnh này không bộc phát mạnh ở một số bệnh nhân một khi các nhiễm trùng được chế ngự. Tuy nhiên, hệ miễn dịch trục trặc nhiều khả năng trở thành một tình trạng mãn tính. Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện, tính trung bình, bệnh lạ tấn công các nạn nhân khi họ khoảng 50 tuổi nhưng không xuất hiện ở những thành viên khác trong gia đình họ. Điều này đã bác bỏ khả năng một gene đơn lẻ là nguyên nhân gây bệnh. Chuyên gia Browne nói, một số người mắc bệnh lạ đã chết vì quá nhiều nhiễm trùng, kể cả những người châu Á hiện đang sinh sống ở Mỹ. Tuy nhiên, trước thực tế rằng, gần như hầu hết các bệnh nhân cho tới thời điểm này là người châu Á hoặc sinh ra ở châu Á và cư trú ở nơi khác, nhóm nghiên cứu kết luận các yếu tố về gene hoặc môi trường nào đó có thể dẫn đến việc khởi phát bệnh. |
Theo Vietnamnet |
Uống trà đá tăng nguy cơ sạn thận
Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Y khoa thuộc Trường đại học Loyola (Mỹ) tin rằng uống trà đá làm tăng nguy cơ bị sạn thận, theo Healthday. Theo các nhà nghiên cứu, loại thức uống phổ biến này chứa hàm lượng cao oxalate - một loại hóa chất có dạng tinh thể được tạo ra từ nước khoáng và muối được tìm thấy trong nước tiểu. Mặc dù các tinh thể này thường không gây hại nhưng các nhà nghiên cứu cảnh báo chúng có thể phát triển đủ lớn để “cư trú” trong ống dẫn nước tiểu từ thận tới bàng quang. Trà đá nếu lạm dụng sẽ gây ra sạn thận Theo bác sĩ Milner, nhiều người chọn uống trà đá vì nó chứa ít calorie, và ngon hơn nước. Tuy nhiên, thói quen này sẽ gây nguy hại cho sức khỏe con người. Theo các nhà nghiên cứu, nam giới có rủi ro phát triển bệnh sạn thận gấp 4 lần so với nữ giới, đặc biệt ở độ tuổi 40. Để giảm rủi ro này, các nhà nghiên cứu khuyên chúng ta nên chọn nước lọc hoặc nước chanh tươi thay vì chọn trà đá. Nước chanh chứa hàm lượng axit citric cao giúp ngăn chặn sự phát triển của sạn thận. Họ cũng hướng dẫn cách giảm rủi ro bị sạn thận bằng cách tránh thực phẩm chứa hàm lượng oxalate cao (thường thấy trong rau bina, chocolate, đại hoàng, quả hạch), giảm hấp thu muối, ăn ít thịt, bổ sung đủ canxi - một cách để giảm lượng oxalate hấp thụ vào cơ thể. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo những ai thường xuyên uống trà đá nên kiểm tra lượng oxalate trong cơ thể. |
Theo Thanh Niên |
Côn trùng biến đổi gene đe dọa cây biến đổi gene
Tình hình côn trùng biến đổi gene nhằm thích nghi với cây trồng biến đổi gene trên đồng ruộng diễn biến phức tạp hơn trong phòng thí nghiệm, một nghiên cứu mới vừa cho biết.
Nhà khoa học Haonan Zhang ở ĐH Nông nghiệp Nam Kinh (Trung Quốc) và các đồng nghiệp đã xem xét các biến thể gene trong sâu đục quả bông mà họ bắt từ ruộng trồng bông biến đổi gene ở miền bắc Trung Quốc. Họ phát hiện ra rằng sâu đục bông có số lượng biến thể gen phong phú, giúp chúng sống sót trong môi trường cây trồng biến đổi gen. Ngoài những biến thể gene lặn được quan sát trong phòng thí nghiệm trước đây, các nhà khoa học còn phát hiện nhiều biến thể gene trội, có khả năng chống lại các độc tố do bông biến đổi gene sinh ra để tiêu diệt ấu trùng sâu hại. Điều này nghĩa là chỉ một bản sao đơn của gene đột biến cũng đủ để sâu bệnh truyền lại đặc tính kháng cây biến đổi gen cho thế hệ sau. Ngoài ra, biện pháp trồng cây bình thường quanh các cây biến đổi gene - để cho côn trùng không biến đổi gene phát triển và kết hợp với côn trùng biến đổi gene rồi từ đó làm giảm số lượng côn trùng biến đổi gene - không hiệu quả như mong đợi. Theo Bruce Tabashnik, trưởng khoa côn trùng học ở ĐH Arizona và là đồng tác giả nghiên cứu, ngoài những đột biến gene đã được biết tới, nhóm nghiên cứu đã tìm ra “rất nhiều đột biến gene. Hầu hết những đột biến gen đó đều ở trong cùng một gen, nhưng có một đột biến gene xuất phát từ một gen hoàn toàn khác”. | |
Theo Đất Việt |
Chiêu "đánh bom cảm tử" dị thường của loài mối
Trong thế giới côn trùng, tốt nhất là không nên gây hấn với những con mối già vì khi bị chọc giận, chúng có thể trở thành những kẻ khủng bố đánh bom tự sát, theo một nghiên cứu mới. Nghiên cứu vừa công bố trên số mới nhất của tạp chí Science dường như cho thấy, tự nhiên đã đền bù cho những sinh vật già yếu khả năng đánh trả, mặc dù chúng không còn sống để kể về chiến công hiển hách của mình sau đó. Một con mối chiến binh (cơ thể to lớn) bên cạnh các mối thợ. Phần màu xanh dương ở nơi tiếp giáp giữa ngực và bụng của một số mối thợ là nơi chứa chất độc có thể phát nổ như bom. Các con mối cũng có hành động tương tự, nhưng thậm chí còn đẩy nó tới một bước xa hơn khi trừ khử không chỉ bản thân mà còn cả những kẻ khác xung quanh chúng. Jan Šobotnik - một chuyên gia đến từ Viện Khoa học Cộng hòa Séc và các cộng sự đã nghiên cứu về loài mối Neocapritermes taracua vốn xuất hiện chủ yếu ở Trung và Nam Mỹ. Họ phát hiện, rất nhiều con mối thợ có các điểm màu xanh dương nằm tiếp giáp giữa ngực và bụng. Kích cỡ của những điểm màu xanh này rất khác nhau và thậm chí một số mối thợ không có chúng. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, những điểm màu tươi tắn này hóa ra là nơi chứa chất cực độc, bao gồm các tinh thể protein chứa đồng được xếp thành từng cặp. Các tinh thể này sẽ được kích nổ khi chúng tiếp xúc với nước bọt của mối. Ảnh phóng to chất nổ màu xanh trong "ba lô" của mối thợ. (Ảnh: Discovery) Trang Discovery dẫn lời các nhà nghiên cứu nhận định: “Vì mối thợ đảm nhiệm hàng loạt các nhiệm vụ khác nhau, nên khả năng sẵn sàng phòng vệ bằng cách tự sát như vậy dự kiến sẽ tăng lên khi khả năng thực hiện các nhiệm vụ khác của chúng giảm xuống”. Nhận định của các nhà nghiên cứu hóa ra lại đúng. Họ phát hiện, khi mối thợ già đi và phần miệng của chúng “cùn” hơn, trọng lượng các tinh thể trong “ba lô xanh” trên lưng chúng lại tăng lên. Mặc dù khả năng ăn mòn của mối già giảm xuống nhưng những con côn trùng này đã trang bị cho mình vũ khí đánh bom tự sát trong cuộc chạm trán với kẻ thù. |
Theo Vietnamnet |
Hoàn tất giải mã bộ gene tinh trùng người
Lần đầu tiên trong lịch sử y khoa, giới khoa học đã giải mã được toàn bộ chuỗi gene của tế bào tinh trùng người. Công trình nghiên cứu của Đại học Stanford (Mỹ), được đăng trên chuyên san Cell, có thể giúp các nhà nghiên cứu hiểu được sự pha trộn về gene để đảm bảo các hậu duệ mang bộ gene hỗn hợp từ cả cha lẫn mẹ. Việc phân tích được bộ gene tinh trùng đóng vai trò quan trọng cho các nghiên cứu sau này - (Ảnh: Shutterstock) Các nhà nghiên cứu phát hiện một mức độ biến thiên đáng kinh ngạc giữa các tế bào. Chẳng hạn, hai trong số các tế bào tinh trùng mất hẳn toàn bộ nhiễm sắc thể. Giao tử, tế bào trứng và tế bào tinh trùng, giữ phân nửa số lượng ADN so với các tế bào khác trong cơ thể. Tế bào người chứa 23 cặp nhiễm sắc thể, trong khi tế bào trứng và tinh trùng chỉ “ngậm” 23 nhiễm sắc thể đơn, nhằm bảo đảm sự kết hợp giữa cha và mẹ không bao giờ quá 23 cặp ở con. Trước nghiên cứu của Mỹ, giới khoa học bị giới hạn bởi việc nghiên cứu gene trong các nhóm lớn đối tượng và buộc phải ước tính số lượng các cặp tổ hợp xuất hiện trong giao tử. Tuy nhiên, trong báo cáo mới nhất, các chuyên gia có thể so sánh tế bào tinh trùng của người hiến với các tế bào còn lại trong cơ thể. Việc hiểu được bộ gene tế bào tinh trùng có thể mang lại những ứng dụng trong nghiên cứu ung thư, điều trị vô sinh và các rối loạn khác, theo chuyên gia Quake. |
Theo Thanh Niên |
Chữa ung thư bằng bom thông minh
Một loại “bom thông minh” có thể cùng lúc tấn công các tế bào ung thư vừa tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Theo DailyMail, loại bom này vừa được các nhà khoa học thử nghiệm thành công trên những con chuột bị ung thư da melanoma đã bị di căn tới phổi. Trong cuộc thử nghiệm, những tinh cầu rỗng tí hon bị mắc kẹt bên trong các mạch máu của khối u sẽ giải phóng một loại thuốc chống ung thư cực mạnh. Các tinh cầu NLGs đủ nhỏ để theo máu phân phối đi khắp cơ thể, nhưng lại đủ lớn để kẹt lại trong các mạch máu của khối u ung thư và giải phóng ra thuốc kháng ung thư cực mạnh. Theo các nhà nghiên cứu, công nghệ mới này đã khắc phục được một vấn đề lớn trong điều trị ung thư từ trước tới nay, nếu sử dụng các liệu pháp thông thường. Các khối u ác tính thường tiết ra những hóa chất gây nhiễu loạn hệ miễn dịch cơ thể, khiến cho cơ thể bị mất phương hướng và không biết phải “phòng thủ” từ đâu. Thế nhưng những nỗ lực để vừa trung hóa hóa chất ác tính của khối u, vừa củng cố tính đề kháng của bệnh nhân rất hiếm khi đạt được kết quả. Theo Tạp chí Nature Materials, NLGs đã thành công trong việc kết hợp hai loại phân tử hoàn toàn khác nhau. Một loại được thiết kế để vượt qua vũ khí tự vệ của tế bào ung thư là TGF-beta, chính là thủ phạm gây “mù mắt” hệ miễn dịch. Loại phân tử còn lại sẽ kích thích và ra tín hiệu chỉ dẫn cho các hoạt động miễn dịch, Tiến sĩ Stephen Wrzesinski thuộc Đại học Dược Yale (Mỹ) cho biết. Sở dĩ nhóm nghiên cứu lựa chọn bệnh ung thư da melanoma là vì đây là loại bệnh ung thư điển hình của miễn dịch trị liệu. Trước đây, các phương pháp trị liệu truyền thống đều gặp khó khăn trong việc vừa kiểm soát các độc chất do khối u tiết ra, lại vừa phân phối kháng thể đi khắp cơ thể. Hệ thống NLGs mới đủ nhỏ để có thể được phân phối khắp cơ thể thông qua đường máu, nhưng lại đủ lớn để bị kẹt lại trong những mạch máu của khối u ung thư. Một khi bị mắc kẹt, chúng sẽ phân hủy để giải phóng thuốc chữa bên trong. |
Theo Vietnamnet, Dailymail |
Tổ yến có thực sự tốt như lời đồn?
Với giá lên tới hàng trăm triệu đồng cho mỗi kg, tổ chim yến được xem là một trong số những loại thực phẩm đắt nhất trên hành tinh mà nhiều người thường gọi đùa là“vàng trắng”. Làm từ chính nước bọt của một loài chim yến nhỏ chuyên sống trong các hang động ở châu Á có tên swiftlet, tổ yến được xem là thức ăn rất có lợi cho sức khỏe với giá trị dinh dưỡng cao, thậm chí còn là thành phần không thể thiếu trong 1 số loại mỹ phẩm làm đẹp, theo sách Y học cổ truyền Trung Quốc. Ngoài ra, đây còn là vị thuốc hữu hiệu giúp chống lão hóa, ngăn ngừa ung thư, nâng cao ham muốn tình dục... Tổ yến có giá lên tới hàng trăm triệu đồng cho mỗi kg. Yến swiftlet sống trong các hang động đá vôi quanh khu vực Ấn Độ Dương, Nam Á, Đông Nam Á, phía bắc Australia và những hòn đảo Thái Bình Dương. Con đực làm nhiệm vụ xây tổ trên các vách đá thẳng đứng. Cho nên, việc thu hoạch chúng là quá trình rất nguy hiểm đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mẩn pha chút liều lĩnh. Protein với các axit amin thiết yếu là thành phần chủ yếu được tìm thấy trong tổ yến. Bên cạnh đó, nó cũng chứa 6 loại hormone (bao gồm cả testosterone và estradiol), hợp chất carbohydrate, lượng nhỏ lipid. Không ít nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, tổ yến còn chứa nhiều chất có thể kích thích quá trình phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng và tái tạo mô, hạn chế bệnh nhiễm trùng như cúm. Mặc dù vậy, không phải cơ thể ai cũng phản ứng tốt với các thành phần đó. Trong nhiều trường hợp, đây là nguyên nhân gây ra sốc phản vệ, một loại phản ứng dị ứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng người sử dụng. Cho đến nay, vẫn còn quá ít nghiên cứu khoa học đi sâu tìm hiểu chức năng sinh học của nó mà hầu hết vẫn chỉ dựa trên nguồn thông tin từ những bài thuốc cổ truyền Trung Hoa có từ hàng trăm năm trước. Tham khảo: Livescience |
Theo Đất Việt, Livescience |
Giải mã gene người Việt để cải tạo giống nòi
Qua việc đọc gene người có thể tìm ra các gene tốt để cải tạo giống nòi, đồng thời giúp phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh dễ mắc phải của người được đọc gene. Bộ KH&CN vừa làm việc với Viện KH&CN về Dự án khả thi giải mã trình tự và phân tích bộ gene người Việt Nam.Giải mã hệ gene không chỉ giúp phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh mà còn tìm kiếm được các gene tốt nhằm cải tạo giống nòi. PGS.TS Nông Văn Hải cũng cho biết, kết quả nghiên cứu từ các dự án, chương trình cho thấy, các chủng tộc, các cá thể người giống nhau đến 99,9% và chỉ khác nhau về một tỷ lệ rất nhỏ (0,1%) về cấu trúc hệ gene. Tuy nhiên, phần khác biệt rất nhỏ này lại có ý nghĩa quyết định đối với đặc điểm nhân chủng học, sức khoẻ giống nòi của cả một dân tộc; là yếu tố di truyền liên quan đến sức khoẻ của mỗi cá thể. "Việc giải mã, so sánh toàn bộ hệ gene biểu hiện (exome) của một số người mắc các bệnh như bệnh di truyền, bệnh ung thư, tiểu đường, tim mạch... ở Việt Nam giúp phát hiện các chỉ thị phân tử cho chẩn đoán và điều trị bệnh. Bên cạnh đó, giải mã hệ gene của các cá thể có thể trạng tốt, tuổi thọ cao (trên 100 tuổi), các tài năng đặc biệt về thể thao, toán học, âm nhạc, khoa học, quản lý... sẽ tìm kiếm được các gene có liên quan nhằm cải tạo giống nòi", PGS.TS Nông Văn Hải cho biết. Giải mã gene giúp tìm kiếm chọn lọc các gene tốt nhằm cải tạo giống nòi. Chưa thể kết luận đặc điểm chung của gene người ViệtVí dụ, với 1.000 gene thì cả 1.000 gene không phải lúc nào cũng biểu hiện hết ra mà có lúc chỉ có 150 gene, có lúc chỉ thể hiện 100 gene... Số lượng gene thể hiện lại phụ thuộc vào môi trường và việc các gene đó phối hợp với nhau như thế nào. Việc chỉ thể hiện ở một trạng thái nhất định trong gene, biểu hiện sẽ khác với trạng thái mà có 150 gene thể hiện. Cái khác đó lại do điều kiện quyết định. Điều kiện sẽ quyết định gene gì biểu hiện tại thời điểm đó. Ví dụ, một người ở Việt Nam làm một công việc nào đó ổn định trong nước nhưng khi ra nước ngoài trong một điều kiện sống khác, luật khác... thì người đó sẽ có thể hiện mới phù hợp với điều kiện bên ngoài. Môi trường bên ngoài như thế nào để các gene bên trong thể hiện, là hai quan hệ mật thiết. Vì thế, đặc điểm của người phương Đông hay phương Tây chỉ là sự biểu hiện các gene khác nhau chứ không phải là sự khác nhau về gene. Hiện Viện Công nghệ Sinh học đã nghiên cứu xong bộ gene ty thể của 54 chủng tộc người Việt Nam. Đó là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về bộ gene người Việt. Tuy nhiên, PGS.TS Trương Nam Hải cũng cho biết, nghiên cứu trong nước về gene người Việt chưa nhiều và chưa có hệ thống nên thời điểm này chưa thể nói được đặc điểm chung của gene người Việt Nam. Trên thế giới, họ phải nghiên cứu tổng thể trước về bộ gene rồi mới đưa ra được những đặc điểm chung. Sau khi nghiên cứu giải mã gene người xong thì người ta phát hiện có một số thay đổi về mặt di truyền, nó cũng phụ thuộc vào từng chủng tộc người. Những sự khác nhau đó liên quan đến một số bệnh, mà ở chủng tộc người này bị mắc nhiều hơn ở chủng tộc người khác. "Để hiểu được đặc điểm di truyền bộ gene người Việt thì mục tiêu đưa ra có tính định hướng đến 2020, nếu được đầu tư thoả đáng và làm gấp rút thì khoảng 4,5 năm nữa sẽ có câu trả lời. Tổng số tiền cho trang thiết bị là khoảng 20 - 30 triệu USD; sau đó là đầu tư cho trang thiết bị hoá chất, vật tư, con người", PGS.TS Trương Nam Hải cho biết. |
Theo Bee |
Giáo Trình Công nghệ sinh học môi trường
Giáo Trình Công nghệ sinh học môi trường
link download : Giáo Trình Công nghệ sinh học môi trường
Ngăn chặn sự dối trá trong khoa học
Sự dối trá, giả tạo đã len lỏi trong khoa học bằng các công trình sao chép… Với những tồn tại này, khoa học không thể mong lĩnh vực khoa học-công nghệ có những công trình sáng giá.
Đây là những ý kiến tâm huyết của không ít nhà khoa học đầu ngành tại buổi đóng góp ý kiến cho Luật Khoa học và công nghệ (KH-CN) sửa đổi do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức vào hôm 5.7 tại Hà Nội. Dự kiến Luật sẽ trình Quốc hội vào năm 2013.
Trình bày về sự cần thiết phải sửa đổi luật, ông Đỗ Hoàng Giang, Vụ Phápchế, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) cho rằng, Luật KH-CN đã đượcban hành cách đây 12 năm và đến nay, đã bộc lộ một số bất cập về nội dung cũng như hình thức văn bản. Có nhiều quy định không còn phù hợp với thực tiễn và hệ thống pháp luật hiện hành; nhiều điều khoản còn chung chung, hiệu lực thi hành thấp… Dự thảo Luật sửa đổi gồm có 80 điều, chia thành 8 chương (bỏ 14/59 điều, sửa đổi 39/59 điều của luật hiện hành, bổ sung 35 điều mới).
Luật sửa đổi đã thể hiện rõ ước vọng tháo gỡ những vướng mắc, tắc nghẽn trong cơ chế tài chính, quản lý khoa học… Tuy nhiên, có rất nhiều điểm cácnhà khoa học mong muốn được thể hiện rõ và chặt chẽ hơn.
Nếu không có động lực, sẽ khó để khoa học phát triển
Giáo sư-Viện sĩ (GS.VS) Trần Đình Long, Chủ tịch Hội giống cây trồng Việt Nam nêu, vấn đề tài chính và tín dụng cho KH-CN (điều 54-59) hiện nay vẫn là khúc mắc nhất, nhưng trong dự thảo còn khá chung chung. Khoản 5 của điều 54 ghi rõ các nhiệm vụ KH-CN sử dụng ngân sách nhà nước được thực hiện theo cơ chế khoán chi và được cấp kinh phí chủ yếu thông qua các quỹ trong lĩnh vực KHCN. Thế nhưng khoán như thế nào mới là điều cần bàn thìlại chưa được thể hiện. “Cần phải có quy định cụ thể các đề tài dự án phải được kiểm toán độc lập, công khai, minh bạch để không làm khó cho các chủ nhiệm”.
Báo Đất Việt phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông khoa học-Công nghệ, Bộ KH&CN tổ chức buổi Giao lưu trực tuyến với chủ đề “Đổi mới quản lý KH&CN, phương thức đầu tư, cơ chế tài chính và phát triển nguồn nhân lực KH&CN” vào hồi 9 - 11h ngày 10/7/2012 tại Trụ sở Báo Đất Việt (108 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội). |
Một thực tế cũng được VS Long nêu, yêu cầu xuất hóa đơn tài chính, khi nhà khoa học nghiên cứu về giống, thấy giống của người nông dân tốt, muốn mua, song làm sao nôngdân có hóa đơn đỏ để xuất. Khi đó, chủ nhiệm đề tài lại lo đi “chạy” hóa đơn. Đây là một cáchlàm gian dối nhưng vẫn buộc phải thực hiện và đôi khi mất tới 75% quỹ thời gian thực hiện đề tài.
TS Nguyễn Ngọc Kính, Hội Giống cây trồng Việt Nam cũng nêu hàng loạt bức xúc. Ôngcho rằng Luật KH-CN sửa đổi phải làm chặt chẽ hơn nữa để trả lại sự nghiêm túc cho khoa học. Thực tế hiện nay có quá nhiều chươngtrình, đề tài, dự án chồng chéo nhưng rồi vẫn nghiệm thu và cho qua. TS Kính nêu ví dụ, Bộ KH-CN có rất nhiều chươngtrình KH-CN trọng điểm cấp nhà nước (mang mã số KC) như KC04 - Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, Bộ Nông nghiệp vàphát triển nông thôn lại có Chương trình phát triển sinh học trong nông nghiệp kinh phí lên tới hàng trăm tỉ. Với các Chương trình KC, Bộ KH-CN có thể thành lập hội đồng liên ngành để nghiệm thu, nhưng với những chương trình lớn hàng trăm tỉ của các bộ khác ai sẽ là người đứng ra thẩm định (?!).
GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ, Trung tâm KH-CN Khí tượng Thủy văn và Môi trường cũng nêu một sự “lộn xộn” đang tồn tại. Bản thân GS Ngữ từng chứng kiến một vị không biết gì về khí hậu nhưng lại chủ nhiệm 2 đề tài. Đến mức, ngay cả việc tính tổng lượng mưa cũng không biết tính thế nào. Thế nhưng, họ lại được quyền đứng tên 2 đề tài vì là lãnh đạo Viện và điều đó đang được Luật KH-CN cho phép. “Điều này cần phải được điều chỉnh trong Luật sửa đổi để những việc “chướng tai gai mắt” không còn tồn tại nữa”, GS Ngữ nói.
Phải tạo được động lực
Hành lang pháp lý không rõ ràng sẽ tạo những kẽ hở dễ “lách”, để rồi những người làm thật ngày càng nản. GS Ngữ như nói từ tâm can mình, rằng nếu không sửa đổi, khoa học thực sự sẽ còn đi xuống nữa. “Nếu chỉ nói vài câu chung chung KH-CN là động lực, quốc sách hàng đầu mà không có động lực và giải pháp thực sự thì kể cả đầu tư tài chính nhiều hơn nữa thì vẫn sẽ là yếukém và thiếu hiệu quả”, GS Ngữ bức xúc.
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội cũng nêu, đầu tư cho KH-CN chưa tương xứng với vị trí quốc sách hàng đầu. Ngân sách nhà nước chỉ dành cho KH-CN được 2% nhưng không không phải tỉnh nào cũng chi đủ. Trong khi đó, đầu tư từ các nguồn lực xã hội cho KH-CN gần như khôngđáng kể. Các doanh nghiệp thì tìm cách mua công nghệ thiết bị lạc hậu đã qua sử dụng ở nước ngoài để kiếm lời nhờ chênh lệch giá… Những vướng mắc đã phần nào thể hiện được trong dự thảo luật nhưng nhìn chung vẫn chưa nêuđược những giải pháp cụ thể.
GS-VS Long cho rằng, Luật sửa đổi cần phải quy rõ trách nhiệm để từ cơ quan quản lý đến chủ nhiệm đề tài có trách nhiệm hơn với kết quả nghiên cứu,tránh tình trạng rút tiền xong, kết quả bỏ ngăn kéo.
Bích Ngọc
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)